Nốt ruồi "Điềm báo ngôi Thiên Tử" của Vua chúa nước Việt
Lê Lợi
Theo sách Đại Việt thông sử: Lê Thái Tổ
(Lê Lợi) sinh giờ Tí ngày 6/8/1385 (năm Ất Sửu) trong một gia đình “đời
đời làm quân trưởng một phương” tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay
là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Ngày Lê Lợi ra đời, trong nhà có hào quang đô chiếu sáng rực và mùi thơm ngào ngạt khắp làng.
Nguyên trước, xứ Du Sơn, thôn Như Áng
Hậu, làng Chủ Sơn, có 1 cây quế, dưới cây quế có con hùm xám thường xuất
hiện. Nó hiền lành, thân cận với người và chưa từng hại ai.
Nhưng từ khi Lê Lợi ra đời, con hùm không còn xuất hiện nữa. Người đời cho đó là 1 sự lạ.
Lớn lên, ông có tướng mạo thông minh dũng lược, mắt sáng, miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên.
Không chỉ vậy, bả vai bên trái còn có 7 nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ, tiếng nói vang như tiếng chuông.
Năm Lê Lợi 21 tuổi, nước Đại Việt rơi
vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù
giày xéo, ông đã nung nấu quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược.
Sau lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương,
năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu
gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh, mở đầu triều Lê sơ, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Trong 6 năm ở ngôi, ông vua này đã có
những việc làm ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và
nền độc lập phồn vinh của Đại Việt.
Lý Thái Tông: Sau gáy có 7 nốt ruồi tụ lại như chòm sao Bắc Đẩu
Tương truyền, từ thuở lọt lòng, ông đã
có những dấu hiệu lạ lùng: sau gáy có đến 7 nốt ruồi tụ lại như chòm sao
thất tinh (sao Bắc Đẩu).
Lúc bé, chơi đùa với bọn trẻ trong cung, ông thường bắt chúng dàn hàng tả hữu trước sau để làm quân hầu hộ vệ cho mình.
Ông cho một vị đạo sĩ cái áo. Đạo sĩ
treo cái áo trong quán, nửa đêm thấy rồng vàng hiện ra khiến người ta
duy tâm đây là lời “sấm truyền” cho một đế vương.
Lý Thái Tổ rất chú ý tới Phật Mã và có ý nuôi dạy ông kế vị.
Năm Phật Mã mới 12 tuổi, ông được lập
làm Đông cung Thái tử, rồi được phong làm Khai Thiện Vương, đồng thời
nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và lập được công lớn.
Vì thế, triều thần cũng như thần dân lúc bấy giờ rất tôn kính Phật Mã. Năm 1028, vua cha mất, Lý Phật Mã lên ngôi.
Là vị vua giỏi, hơn 30 năm chinh chiến
và trị quốc, ông đã củng cố nền cai trị của nhà Lý, chống lại nguy cơ
chia cắt, bạo loạn, xâm lấn, thu phục lòng dân, khiến cho nước Đại Cồ
Việt trở nên vững mạnh.
Theo Khám Phá
Post a Comment