Sunday, April 13, 2014

Mỹ nhân Việt thế kỷ 20 trong tà áo dài

Chuyện Cấm Cười - Theo Màn ảnh sân khấu

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, tà áo dài Việt Nam giờ đã khác xưa nhưng không thể phủ nhận, áo dài Việt cùng với mỹ nhân Việt đã mang những hình ảnh đẹp của phụ nữ Việt lên màn bạc và ra thế giới.
Tà áo dài và những mỹ nhân được nghệ thuật nhiếp ảnh ghi lại và tôn vinh từ những ngày đầu thế kỷ 20 cho đến nay.


Tà áo dài theo chân người con gái gốc Gò Công bước vào kinh thành Huế và được tấn phong Nam Phương Hoàng hậu
Cùng theo chân bà bước vào tòa thánh  Vatican  ngày 1/1/1939



Áo dài quyền quý, sang trọng được các phụ nữ quyền quý ngày xưa trân trọng và xem là thời trang bậc nhất. Đây là cô Nguyễn Thị Cẩm Hà - sau này thường gọi là Mệ Bông, ái nữ của bà Chúa Nhất tức Công chúa Mỹ Lương trong bức ảnh chụp tại Huế  năm 1931.


Còn đây là ảnh chụp Minh tinh điện ảnh Thẩm Thúy Hằng lúc tham gia bộ phim đầu tiên "Người đẹp Bình Dương". Bộ phim thực hiện và trình chiếu năm 1957, còn có tên là Chuyện Tam Nương. Kịch bản và đạo diễn do cố NSND Nguyễn Thành Châu thực hiện. Thẩm Thúy Hằng vào vai Tam nương, Nguyễn Đình Dần vai Thái tử Kinh Luân, NSND Ba Vân vai Người bán tơ, Bảy Nhiêu vai Ông Đạt, Thúy Lan vai Cô gái làng, Kim Vui vai Lan Hương, Minh Tâm vai Cúc Hương, Xích Tùng vai Tướng cướp Trương Thiên… Phim đề cao lòng hiếu thảo của cô con gái út, dù bị gia đình ghét bỏ, khinh khi chỉ vì trời bắt xấu…Trải qua bao gian truân đầy ải, cô thoát xác thành một mỹ nhân, kết duyên cùng hoàng tử trẻ đẹp và tài ba. Cốt chuyện giản dị, nhẹ nhàng theo kiểu cô bé lọ lem và hoàng tử. Phim thành công về mặt doanh thu. Tên tuổi Thẩm Thúy Hằng gắn liền với biệt danh “Người đẹp Bình Dương” từ dạo ấy!



Nữ diễn viên điện ảnh quốc tế Kiều Chinh trong tà áo dài cách tân năm 1961. Đúng vào lúc 18 tuổi, nhan sắc rực rỡ và quí phái của một bà mẹ trẻ, cũng rất tình cờ được nhóm làm phim của ông Bùi Diễm và đạo diễn Lê Dân phát hiện trong một buổi tiệc tại nhà hàng Continental và “cô” Chinh bắt đầu đóng phim “Hồi chuông Thiên Mụ” với nghệ danh là Kiều Chinh vào năm 1957.

Bộ phim được thực hiện hơn một năm trời và hậu kỳ kéo dài sau đó mới được chiếu.Vẻ đẹp của cô gái Bắc vận vào nhân vật là một sư nữ của xứ Thần Kinh thơ mộng, ngay lập tức Kiều Chinh được công chúng ái mộ và đón nhận nồng nhiệt trong vai Như Ngọc. “Hồi chuông Thiên Mụ” do hãng Tân Việt thực hiện. Diễn viên đóng cùng với  Kiều Chinh là : Lê Quỳnh vai Hoài An, Phương Mai vai Lệ Hà, Hà Bắc vai Trưởng Tác, Thái Huy vai Bình Lâm, Ngọc Quỳnh vai Văn Thái…
Sau vai diễn đầu tiên, Kiều Chinh liên tiếp gặt hái những thành công trong các phim kế tiếp như “Mưa Rừng” của Alpha Films - đạo diễn Thái Thúc Nha, đồng diễn với Kim Cương, Xuân Phát và Ngọc Phu. Thời gian quay phim “Mưa Rừng” đã để lại cho Kiều Chinh rất nhiều kỷ niệm, rất cực khổ. Nhất là những cảnh quay tại đồn điền cao su Di Linh, mưa gió liên tục và con đường đi ngập bùn lầy. Phim quay kéo dài không nghĩ, kể cả giáng sinh và những ngày cuối năm.Tình bạn hữu của Kiều Chinh và Kim Cương có được từ chuyến quay phim này....
Qua đến phim thứ ba là “Ngàn năm mây bay”, phỏng theo tiểu thuyết của Văn Quang, do Hoàng Anh Tuấn đạo diễn thì Kiều Chinh đã là hàng sao nữ. Bộ phim này đươc trình chiếu khắp các màn ảnh lớn Sàigòn , Cần Thơ, Huế vào năm 1962, ở phim này, Kiều Chinh đóng cặp với Lê Quỳnh, Bích Sơn, Phạm Huấn... đến bộ phim “Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ”của hãng phim Mỹ Vân cô diễn với Thẩm Thúy Hằng, Đoàn Châu Mậu và Lê Quỳnh…Vai diễn trong bộ phim này, Kiều Chinh đã đoạt giải thưởng “Nữ Diễn viên xuất sắc nhất năm 1969”. Rồi những phim khác như: “Chờ sáng” với Lê Quỳnh và Tâm Phan, “Hồng Yến” với Trần Quang và Tâm Phan, “Bão Tình” với Ôn Văn Tài, Kiều Phượng Loan, Thùy Liên, “Chiếc bóng bên đường” với Kim Cương và Thành Được….
Năm 1973 , Kiều Chinh tham gia bộ phim “Hè muộn” diễn cùng Nguyễn Tất Đạt, Bội Toàn, Như Loan….Đây là phim đầu tay của đạo diễn Đặng Trần Thức vừa du học từ Pháp về nước thực hiện. Kiều Chinh đóng vai Loan.
Phong cách diễn của Kiều Chinh rất bình dị và đơn giản. Kiều Chinh đem vào điện ảnh những suy nghĩ, những quan sát từ cuộc đời vào cách diễn của mình. Kiều Chinh diễn xuất rất nhẹ nhàng, diễn như không diễn và vốn tiếng Anh lưu loát là lợi thế của Kiều Chinh so với các bạn diễn viên nữ cùng thời khi có các đoàn làm phim nước ngoài cần tìm diễn viên cho phim của mình. Năm 1968, Kiều Chinh đóng phim “Destination Việt Nam” và trở thành quốc khách của Philippine, đóng phim “Chuyện Năm Dần” (Year Of The Tiger) do Mỹ sản xuất với nam tài tử nổi tiếng Marshall Thompson cùng một số tài tử khác như Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Long, Năm Châu, Kiều Hạnh…Rồi “Operation CIA” với nam tài tử Burt Reynolds.
Năm 1971, Kiều Chinh đến Ấn Độ, tại New Delhi, để tham gia vai diễn trong bộ phim  “Inside Out” do hãng 20th Century Fox nổi tiếng của Mỹ sản xuất, bà đã được vinh dự tiếp đón như một nàng công chúa thực sự - đó là những giây phút vinh quang của Kiều Chinh. Ngày 1/11/1970 là ngày khởi quay bộ phim. Kiều Chinh đóng vai công chúa Ấn Độ Kamar Souria. Bạn diễn chính với Kiều Chinh là hai nam diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ: Rod Perry (Mỹ) và Dev Anand (Ấn Độ). Đóng phim này, Kiều Chinh có thư ký riêng, có người phụ việc và suốt thời gian quay phim, Kiều Chinh ở tại khách sạn Hoàng Gia của Bombay.Sự kiện Kiều Chinh làm công chúa Ấn đã gây nhiều sự bàn tán và phẩn nộ của công nghệ giải trí Ấn.Bởi họ có tự ái riêng khi diễn viên đóng vai công chúa không phải là diễn viên bản xứ.
Liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng về điện ảnh tại Miền nam Việt Nam như đoạt giải văn học nghệ thuật năm 1969.Vinh quang đã đưa Kiều Chinh đi đến nhiều Liên Hoan Phim thế giới như: Tây Đức, Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…Năm 1973 Kiều Chinh đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất  của đại hội điện ảnh Á Châu tại Đài Bắc. Ngoài tài năng diễn xuất, Kiều Chinh còn là nhà sản xuất phim rất năng động. Giao Chỉ Phim là hãng phim riêng do Kiều Chinh thành lập trước năm 1975 tại Sài Gòn đã sản xuất nhiều phim được đầu tư kinh phí cao và đoạt nhiều giải thưởng.
Áo dài với bà Tuyết Mai, vợ của ông Nguyễn Cao Kỳ và là mẹ của MC nổi tiếng hiện nay - Nguyễn Cao Kỳ Duyên



 Áo dài là trang phục chính của phụ nữ khi ra phố, đi chùa, buôn bán, tiệc tùng...và của cả các ca sĩ khi lên sân khấu trình diễn.Đây là các danh ca nổi tiếng của Sài Gòn ngày xưa - Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh
Nữ nghệ sỹ Thanh Nga
Nữ nghệ sĩ Tâm Vấn
Nữ nghệ sĩ Thanh Nga với kiểu tóc, trang sức, áo dài truyền thống
Nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền - Hoa khôi Cải Lương,minh tinh màn bạc một thời

Tà áo dài theo chân NSND Phùng Há, Khánh Ly, Thanh Thanh Hoa, Mộng Tuyền, Kiều Hoa...cùng các nam nghệ sĩ NSND Năm Châu, Thanh Tú, Phương Đại, Tâm Phan, Huy Cường....đến Pháp và đi dự Paris Peace Talks năm 1968.



Cũng chính áo dài rực rỡ hoa văn cùng với minh tinh điện ảnh Thẩm Thúy Hằng (người bên trái là NSND Năm Châu, còn người bên phải là nữ kịch sĩ Túy Phượng) xuất hiện trong rừng người đón chào ngày đất nước thống nhất trong ngày 1/5/1975.

Lê Quang Thanh Tâm 


Tuesday, April 1, 2014

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử

 Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 5



Chuyện Cấm Cười - Theo Trí thức trẻ


Anne Bonney và Mary Read được coi là những người đàn bà dữ dội, tàn bạo nhất trong thế giới cướp biển... 

 

Vào cuối thế kỷ XVII - XVIII, ở khắp vùng biển Caribbean, ai ai cũng khiếp sợ khi nghe tên một cặp đôi cướp biển vô cùng tàn bạo và khát máu. Điều thú vị hơn cả hai đều là những phụ nữ, nhưng sự uy dũng và quyền uy chả thua kém một bậc nam nhân nào…

Anne dũng cảm

Anne Bonney sinh ra ở County Cork (Ireland) - là kết quả của mối tình vụng trộm giữa luật sư William Cormac và cô hầu gái của bà vợ cũ. Khi bị mọi người phát hiện, William đã đem con gái và nhân tình ở ẩn để tránh tai tiếng. Tại đây, họ mua một đồn điền và bắt đầu cuộc sống mới tại vùng đất xa lạ này.

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 1
Chân dung của Anne Bonney.

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 2
Mẹ Anne qua đời khi cô chưa đầy 15 tuổi, cô phải chăm sóc toàn bộ công việc nhà. Anne là một đứa trẻ hiếu động, cứng đầu, cô bé cưỡi ngựa và bắn súng rất khá, thậm chí còn giỏi hơn những đứa con trai cùng trang lứa. Năm 16 tuổi cô đã bỏ trốn theo một chàng trai tên là James Bonney. Đây là một kẻ hạ lưu, người chỉ yêu cô vì gia sản nhà Anne. Cũng từng là cướp biển khét tiếng, James âm mưu cướp đất đai của bố vợ.

Cha Anne cố gắng phản đối mối quan hệ giữa hai người song cô gái ương ngạnh kiên quyết không từ bỏ mục tiêu của mình. Ông William vô cùng thất vọng nên đã đuổi cô ra khỏi nhà, rồi tuyên bố từ mặt vợ chồng Anne. Để trả thù cho chuyện này, Anne thiêu rụi toàn bộ đồn điền của ông bố tội nghiệp và cùng chồng bỏ trốn. 

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 3

James đã đưa cô đến hang ổ của hải tặc ở Bahamas. Ở đây, James lộ mặt là một kẻ hèn nhát và phản bội khiến Anne vô cùng thất vọng. Anne dần xa rời James, gần gũi hơn với băng nhóm cướp biển khét tiếng. Cô nhanh chóng phải lòng một cướp biển ngang tàng tên Calico Jack Rackham. 

Cay cú vì biết vợ ngoại tình, James Bonney bắt cóc và hành hạ Anne. Để cứu người yêu, cướp biển Calico Jack ngay lập tức đề nghị một vụ đổi chác. Ông nhường cho James một phần trong tài sản đồ sộ của mình, đổi lại, James phải buông tha cho Anne. 

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 4
Kể từ đây, Anne ngụy trang như một nam nhi và bắt đầu đi biển với Jack ngay trên chiếc thuyền của ông ta. Anne đã chứng tỏ mình là một chiến binh dũng cảm và góp sức không nhỏ vào sự lớn mạnh của băng cướp. Khắp nơi đồn đại rằng, trên con tàu của cướp biển Jack có một nữ kiếm thủ mà ai cũng phải dè chừng khi dễ dàng chém đứt đôi đối thủ.

Một thời gian sau, Anne đã mang thai với Jack và chỉ tạm nghỉ trong một thời gian rất ngắn đủ để sinh con. Đứa trẻ sau đó bị Anna vứt bỏ tại Cuba, để cô có thể quay về với cuộc sống phiêu lưu trên những con sóng đại dương.

"Ngài Mary" bất hạnh...

Không giống Anne, Mary Read lại có một tuổi thơ khá bất hạnh. Mẹ cô kết hôn với một người đi biển và ông ta đã chết. Một thời gian ngắn sau, Mary được sinh ra và cô là một đứa con hoang của mẹ cô với người đàn ông khác. 

Trong lúc này, Mark - người anh cùng mẹ khác cha của Mary qua đời. Để giữ bí mật về cái chết của Mark không bị tiết lộ, mẹ Mary đã mặc quần áo con trai cho cô. Vì thế, ông bà nội của Mary đã nhận lời chăm sóc hai mẹ con bởi họ nghĩ rằng cháu trai Mark của họ vẫn còn sống. 

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 5
Khi Mary Read 13 tuổi, bà nội của cô qua đời, để mưu sinh mẹ bán cô cho một người phụ nữ Pháp giàu có sống ở London. Nhưng do bị ngược đãi, Mary chạy chốn rồi gia nhập quân đội Flemish ở binh chủng lính bộ binh và gặp người chồng tương lai của mình. Sau đó, hai người làm đám cưới và mở một quán trọ nhỏ gần lâu đài Breda. 

Cuộc đời dường như không chiều lòng Mary khi cuộc sống hôn nhân chưa diễn ra được bao lâu thì chồng của cô qua đời. Quá đau buồn trước việc mất đi người mình yêu thương, Mary quyết định gia nhập quân ngũ thêm một lần nữa sau khi đã cải trang thành nam giới trở lại.

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 6
Vào thập niên 1700, cuộc sống đối với một phụ nữ khó khăn hơn nhiều so với việc làm nam giới. Nhận thức được điều đó, Mary quyết định quay về ăn vận như nam nhi và bắt đầu cuộc sống phiêu bạt, lần này là đi biển trên một tàu buôn Hà Lan hướng về vùng biển Caribbean. 

Đầu năm 1720, con tàu Hà Lan mà Mary đi không may gặp tàu cướp biển của Calico Rackham Jack, để giữ lấy tính mạng, cô phải đồng ý gia nhập vào đội quân cướp biển. Và tại đây, Mary đã gặp vợ của thuyền trưởng Jack - Anne Bonney. Hai người phụ nữ với tính cách mạnh mẽ như đàn ông đã nhanh chóng kết bạn và trở thành một cặp bài trùng đáng sợ trên biển khơi.

Cuộc gặp gỡ định mệnh của cặp đôi hủy diệt...

Mary Read, Anne Bonney đã trở thành nỗi khiếp đảm cho những nơi mà họ đi qua. Chiến đấu với gươm và súng lục, Anne chứng tỏ mình là một chiến binh dũng cảm và liều chết. Có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt về tính khí bạo lực của cô, phải kể đến việc bất cứ tên đàn ông dám chọc ghẹo đều sẽ ngay lập tức nhận một nhát kiếm vào "của quý". 

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 7
Mary thì có tài bắn súng siêu hạng đến độ được các tên cướp biển nể trọng gọi bằng tên "Ngài Mary". Các thuyền viên kính cẩn gọi Mary và Anne bằng cái tên “Đôi mèo địa ngục”. Trong mỗi trận chiến không một ai có thể qua mặt được bộ đôi này về sự khát máu và tàn nhẫn. 

Chỉ trong vòng vài tháng, với sự phối hợp ăn ý của cặp đôi này, Rackham Jack đã thu phục được một lượng lớn tàu bè, cùng nhiều của cải đáng giá. Thế lực của Jack ngày càng lớn mạnh, thu hút cướp biển khắp nơi tới gia nhập. Lo ngại đội quân của Jack lớn mạnh hơn nữa, thống đốc nước Anh - Rogers đã phát lệnh truy quét tới cùng băng đảng khét tiếng này.

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 8
Mary, Anne Bonney và Rackham.
Vào một đêm cuối tháng 10/1720, khi đang neo đậu ngoài khơi bờ biển Point Negril, Jamaica để kỷ niệm chiến thắng thì đột nhiên một chiếc tàu Hải quân Anh, đứng đầu là thuyền trưởng Jonathan Barnett ập đến. 

Trước số lượng quân Anh hùng hậu, những tên cướp biển nam giới đang say mèm sợ hãi tột độ, chúng nhanh chóng chui tọt xuống boong tàu trốn, để mặc Anne và Mary chiến đấu để bảo vệ con tàu của họ. 

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 9

Cặp đôi này đã chống cự hung hăng và hét lên với những tên cướp biển khác rằng: “Đến đây, đồ hèn, hãy chiến đấu như những người đàn ông". Hai người đàn bà trong cơn giận điên cuồng thậm chí đã đánh cả đồng bọn, giết chết một người đồng thời làm bị thương một số khác.  Tuy vậy, cuối cùng họ vẫn bị hạ đo ván bởi lính hải quân Anh. Toàn bộ toán cướp bị bắt và đưa đến Jamaica để hầu tòa.

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 10
Thuyền trưởng Jack và các thành viên nam của thủy thủ đoàn bị xét xử và bị kết án treo cổ. Anne được phép gặp Jack lần cuối, tại đây cô không hề an ủi hay khóc lóc với người tình mà đã miệt thị một cách ghê gớm: "Nếu anh đã chiến đấu như một người đàn ông thì giờ đây đã không phải bị treo cổ như một con chó. "

Mary và Anne may mắn thoát chết do cả hai người đang có bầu. Lý do là bởi thời bấy giờ, luật pháp Anh không cho phép treo cổ một người phụ nữ đang mang thai cho đến khi họ sinh. Chính nhờ đứa con trong bụng mà hai nữ quái đã thoát khỏi cửa tử. 

Hai nữ tướng cướp chém "của quý" đàn ông khét tiếng trong lịch sử 11
Mary sau đó bị chết vì một trận dịch trong nhà tù. Anne may mắn hơn, người cha mà cô căm ghét năm nào đã mua chuộc tòa án, giúp con gái được hoàn toàn trắng án. Cô chuyển tới miền Nam nước Anh và mở một quán rượu nhỏ sống cùng đứa con thơ qua ngày.

3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX

 Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 8


Chuyện Cấm Cười - Theo Màn Ảnh Sân Khấu


Những kế hoạch được vạch ra tỉ mỉ tới từng chi tiết và vô cùng táo tợn trong cách thực hiện… 

 

Xã hội loài người đang ngày càng phát triển nhưng cũng trở nên phức tạp hơn. Nó luôn tồn tại hai mặt như một sự tất yếu: khi thì bình yên, hạnh phúc nhưng không ít lúc dậy sóng, xáo trộn với những sự kiện động trời. 

Dưới đây là 3 trong số những vụ cướp đình đám nhất trong lịch sử nhân loại, làm rung chuyển xã hội đương thời…

1. Vụ cướp ông già Noel (1927)

Trong quan niệm thông thường, ông già Noel luôn là người mang lại niềm vui cho những người xung quanh, nhất là trẻ em, nhưng điều đó có vẻ không đúng với bang Texas, Mỹ mùa Giáng sinh năm 1927.

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 1
Cơn đại khủng hoảng tài chính 1929 - 1933 đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, đẩy không ít người vào con đường phạm tội để kiếm sống, trong đó có Marshall Ratliff.

Ra tù đúng vào thời điểm kinh tế khó khăn, không có việc làm, Ratliff ngay lập tức lên một kế hoạch cướp ngân hàng để có đủ tiền tiêu xài.

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 2
Sợ bị nhận ra mặt ở quê hương, hắn lập một băng nhóm cùng 3 đồng đảng khác. Chúng lập kế hoạch tỉ mỉ tới từng chi tiết, theo đó, Ratliff sẽ đóng vai ông già Noel để đỡ bị lộ diện.
 
Ngày 23/12/1927, Ratliff cùng băng đảng của mình "đột nhập" vào một ngân hàng ở bang Texas. Trên đường đi, hắn lôi kéo được rất nhiều trẻ em đi cùng trong vai diễn ông già tuyết đúng theo kế hoạch.

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 3
Bằng súng ngắn, băng cướp này uy hiếp rất nhiều con tin, trong đó một lượng không nhỏ là trẻ em. Chúng lấy tổng cộng 150.000 USD (khoảng 3 tỷ VNĐ theo tỉ giá hiện tại). 

Tuy nhiên, điều mà Ratliff không lường trước được là một bà mẹ và đứa con gái 6 tuổi dũng cảm có mặt lúc đó đã liều mình chạy ra ngoài báo động. Cảnh sát khi biết tin, ngay lập tức bao vây, nhưng họ chỉ kịp bắt một tên cướp và để xổng những tên còn lại.
 
Nhiều tuần sau đó, những cuộc truy tìm ráo riết đã được tiến hành và cuối cùng, kẻ phạm tội đã sa lưới. Ratliff bị kết án tử hình nhưng chưa kịp bị hành quyết, một số công dân đã xông vào nhà tù và treo cổ Ratliff giữa hai cột điện thoại.
 
2. Vụ cướp Heist Lufthansa (1978)

Tại thời điểm nó ra đời, đây là vụ cướp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nó trở thành niềm cảm hứng rất lớn cho điện ảnh Hollywood với các bộ phim The 10 Million Dollar Getaway (tạm dịch: Vụ trộm 10 triệu đô la) và The Big Heist (tạm dịch: Vụ cướp lớn).

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 4
Vụ cướp bắt nguồn từ một câu chuyện phiếm giữa Martin Krugman với Henry Hill (cộng sự tên xã hội đen Jimmy Burke) về số tiền của nước Mỹ đang được để trong kho hàng của sân bay J.F.Kennedy. 

Biết được thông tin này, Jimmy Burke ngay lập tức lên một kế hoạch nhằm cuỗm trọn số tiền nói trên.

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 5
Xứng danh một tay xã hội đen khét tiếng, Burke đã lên một kế hoạch hoàn hảo, kín kẽ tới từng chi tiết. Hắn huy động rất nhiều tay chân thân tín, trong đó có cả con trai mình là Frank James Burke nhưng lại không trực tiếp tham gia cướp mà chỉ đứng đằng sau chỉ đạo.

Vụ cướp diễn ra đêm ngày 11/12/1978 và chỉ vỏn vẹn trong vòng 64 phút. Phải 14 phút sau khi băng cướp rời đi cùng với chiến lợi phẩm, cảnh sát mới phát hiện ra số tiền đã bị mất.

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 6
Sau vụ cướp, tổng tài sản bị mất ước tính là 17,8 triệu USD tiền mặt (khoảng 356 tỷ VNĐ theo tỉ giá hiện tại), đồ trang sức trị giá 3,1 triệu USD (khoảng 62 tỷ VNĐ tỉ giá hiện tại). 

Vụ cướp đã thu hút sự chú ý rất lớn của cảnh sát các cấp. Lo sợ bị phát giác, Burke đã lần lượt thủ tiêu, thanh toán những đồng phạm trong vụ cướp để cướp trọn số tiền, trong đó có cả con trai hắn. 

Điều đáng ngạc nhiên là Jimmy Burke đã thoát tội khi cảnh sát không đủ chứng cứ kết tội hắn. Tên trùm sỏ này qua đời ở tuổi 64 vì bệnh ung thư phổi năm 1996.
 
3. Vụ cướp Brink’s MAT (1983)

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 7
Nếu như vụ Heist Lufthansa làm rung chuyển cả nước Mỹ thì chưa đầy 5 năm sau, vụ cướp Brink’s MAT đã diễn ra và khuynh đảo cả nước Anh. Nó được gọi với cái tên “tội ác của thế kỷ”.

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 8
Ngày 26/11/1983, 6 tên cướp đã đột nhập vào kho hàng Brink’s MAT tại sân bay Heathrow, London. Ban đầu chúng chỉ định cướp khoảng 3 triệu bảng tiền mặt (khoảng 99 tỷ VNĐ theo tỉ giá hiện tại) nhưng cuối cùng, khi vào trong, băng cướp tìm thấy 3 tấn vàng, kim cương, tiền mặt có trị giá tới 26 triệu bảng (khoảng 858 tỷ VNĐ tỉ giá hiện tại). Tất cả số tài sản trên nghiễm nhiên "không cánh mà bay ngay".

Top 3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX 9
Vụ án động trời này để lộ rất ít thông tin ra ngoài. Cho tới nay, mới chỉ có 2 trong số 6 kẻ phạm tội bị bắt và kết án: Noye và Brian Robinson. Danh tính của những kẻ còn lại vẫn nằm nguyên trong bức màn bí mật cùng với toàn bộ số vàng bị đánh cướp, tất cả đều chưa hề được tìm thấy.

Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý

 Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý: từ anh hùng thành con quỷ 6


Chuyện Cấm Cười - Theo Trí thức trẻ


Thực hiện những phi vụ cướp bóc táo tợn nhưng Salvatore Giuliano lại được coi là người hùng - một "Robin Hood" trong mắt nhiều người... 

 

Ít ai biết rằng, vào thế kỷ trước, có một tướng cướp sống ngoài vòng pháp luật, nắm trong tay cả nghìn đàn em và luôn thực hiện những phi vụ táo tợn. Nhưng có một điều kỳ lạ, ông ta lại được coi là người hùng - một Robin Hood ngoài đời thực trong mắt rất nhiều người…

Tay không trở thành huyền thoại

Salvatore Giuliano sinh ngày 16/11/1922 tại làng quê nghèo Montelepre vùng Sicily ở Ý. Từ nhỏ ông rất thông minh, nhưng sớm phải bỏ dở việc học để phụ việc đồng áng cho gia đình. Gánh nặng càng lớn hơn khi anh trai của Giuliano đi lính, khi đó Giuliano mới 14 tuổi và trở thành trụ cột lao động cho cả nhà.

Mọi việc càng tệ hơn khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, vùng Sicily là một trong những nơi đóng quân của phát xít. Chúng ra sức bóc lột của cải lương thực người dân trong vùng. Để bảo đảm thức ăn cho gia đình, Giuliano đành phải nhận công việc vận chuyển lương thực, đồ đạc cho các chợ đen. 

Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý: từ anh hùng thành con quỷ 1
Salvatore Giuliano ở độ tuổi 20.

Sau đó, quân Đồng Minh giải phóng Sicily khỏi chế độ chuyên quyền của phát xít. Cứ tưởng từ đây cuộc sống sẽ dễ dàng, nhưng vì điều kiện lương thực quá thiếu thốn nên lãnh đạo sở tại đã đưa ra điều luật chỉ có quân đội nhà nước mới được sở hữu, phân phát thức ăn, mọi hành vi buôn bán vận chuyển là phạm pháp. 

Vào ngày 2/9/1943, Giuliano bị một toán quân, gồm hai cảnh binh bắt gặp vận chuyển một túi ngũ cốc trái phép. Hai tên sỹ quan không những tịch thu túi ngũ cốc cùng con lừa của Giuliano mà còn muốn bắt luôn chàng thanh niên vào tù. 

Khi bị tay cảnh binh kề họng súng vào đầu, Giuliano bất ngờ rút khẩu súng ngắn từ thắt lưng ra và bắn vào hắn ta rồi bỏ chạy. Tuy nhiên, ông cũng sơ suất làm rơi chứng minh thư tại hiện trường và hứng trọn viên đạn của viên cảnh binh kia. Kể từ đó, Salvatore Giuliano phải sống chui lủi, ông liên tục bị săn lùng trong 7 năm sau đấy. 

Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý: từ anh hùng thành con quỷ 2
Từ chứng minh thư mà ông bỏ lại, quân lính đã điều tra và bắt mọi người trong gia đình Giuliano bỏ vào tù. Vô cùng tức giận, Giuliano đã tìm cách giải thoát cho tất cả mọi người khỏi nhà tù trong vùng, dù đó là những nơi được canh gác nghiêm ngặt. Hành động liều lĩnh này của Giuliano ngay lập tức thu hút được sự chú ý của người dân sinh sống ở các thị trấn nhỏ ở khu vực phía Tây và phía Nam thành phố Palermo. 

Từ một kẻ sống ngoài vòng pháp luật, Giuliano nổi lên như một anh hùng đương thời được nhiều người ngưỡng mộ. Lần lượt, không ít kẻ đổ về đầu quân cho vị tướng cướp trẻ tuổi, mà theo ước tính của nhà chức trách bấy giờ, số lượng lên tới cả ngàn tên.

Tên cướp nghĩa hiệp

Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý: từ anh hùng thành con quỷ 3

Từ đây, băng cướp của Giuliano tung hoành khắp nơi, tấn công nhà băng, các đồn điền, khu biệt thự, thậm chí cả sở cảnh sát để lấy vũ khí, đạn dược. Không sai khi nói rằng, Giuliano chính là hung thần của người giàu quanh vùng. 

Điều đặc biệt là băng nhóm của ông không động đến người nghèo, thậm chí những thuộc hạ dưới sự chỉ đạo của ông đã nhét tiền vào dưới cửa nhà của người già ốm yếu. Giuliano còn cho tiền trẻ con nghèo, và có lần cực đoan tới mức sai thuộc hạ bắn chết một cảnh sát vì đã dám trấn lột tiền của một đứa trẻ.
 
Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý: từ anh hùng thành con quỷ 4

Ông phát động dân quanh vùng chặn cướp các xe bánh mì, phá kho thóc và phân phát cho các gia đình đang bị thiếu ăn trong làng. Nông dân ở các làng quanh Montelepre, ai cũng thuộc lòng những câu chuyện này và coi Giuliano là thần tượng của chính nghĩa, một "Robin Hood" ngoài đời thực. Chính vì vậy, dân làng Montelepre hết lòng ủng hộ Giuliano và từ chối cung cấp thông tin cho cảnh sát. 

Từ trộm cướp, Giuliano còn thực hiện bắt cóc đòi tiền chuộc. Băng nhóm của Giuliano không bao giờ nghĩ đến việc bắt cóc trẻ con, người nghèo, kẻ ốm yếu hay phụ nữ, mà "con mồi" thường là những nam giới giàu có khỏe mạnh. Gia đình của kẻ bị bắt cóc được thông báo về mức tiền chuộc, số lượng tiền chuộc có thể được thỏa thuận.

Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý: từ anh hùng thành con quỷ 5
Thú vị ở chỗ, Giuliano đối đãi rất tử tế với những người bị bắt cóc, họ được bố trí nơi ở đầy đủ, được cho ăn uống tử tế, được đọc sách và giải trí. Nhiều nạn nhân sau khi trở về miêu tả lại Giuliano là một người lịch lãm phong độ, ăn nói nhã nhặn, rất thích đọc sách.

Chính quyền tuyên bố treo giải thưởng cho người nào bắt được Giuliano. Nhưng không ai dám làm như vậy bởi bất cứ kẻ phản bội hay âm mưu tiêu diệt Giuliano đều bị bắn chết, còn xác được đặt trước sở cảnh sát kèm theo một lá thư đe dọa đáng sợ. Giuliano còn ngạo mạn hơn khi dám đưa ra tiền thưởng khổng lồ cho ai lấy được đầu những người chủ chốt trong bộ máy chính quyền.
 
Ngày tàn...

Giuliano dần lấn áp cả chính quyền, ông cho rằng, vùng Sicily nên tách ra thành đất nước riêng biệt, hoặc trở thành một bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chính vì vậy, các đảng phái ủng hộ cho nước Ý đều khiến Giuliano căm ghét. Suy nghĩ cực đoan này đã biến ông từ một anh hùng trở thành một con quỷ trong mắt người dân. 

Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý: từ anh hùng thành con quỷ 6
Trong lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động của những người ủng hộ nước Ý vào năm 1947, Giuliano đã cho nổ một trái bom khiến 17 người chết và trên 30 người khác bị thương, trong số các nạn nhân có cả trẻ em. Đó là một vụ tàn sát thường dân vô tội. Hậu quả thảm khốc của vụ thảm sát khiến Giuliano bị lên án mạnh mẽ.

Một làn sóng truy quét mạnh mẽ của chính phủ đã diễn ra dưới sự ủng hộ của người dân khiến Giuliano phải chuyển sang thế thủ. Một số thành viên quan trọng bị giết chết hoặc bị bắt giam. Gaspare Pisciotta - phó tướng của băng cướp và cũng là anh họ của Giuliano dần lo sợ. 

Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý: từ anh hùng thành con quỷ 7

Hắn ta liên hệ với chính quyền và đạt được một thỏa thuận xóa tội cùng khoản tiền thưởng hậu hĩnh. Chính vì vậy, Giuliano bị bắn chết vào ngày 5/7/1950. Cuối cùng, vào chiều 19/7/1950, thi thể Giuliano được an táng tại một hầm mộ ở nghĩa địa của làng Montelepre.

Cuộc đời Salvatore Giuliano kết thúc tại đây, coi như một lần trả giá cho chính những tội mà mình gây ra. Dù có cướp bóc để cho người nghèo, giúp đỡ trẻ em, phụ nữ... nhưng những hành động "Robin Hood" ấy vẫn mãi in hằn là hành động tội phạm, thậm chí là tội ác.

 
Copyright © 2013 Chuyện xưa, tích cũ | Powered by Blogger