3 vụ cướp nổi tiếng của thế kỷ XX
Chuyện Cấm Cười - Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Những kế hoạch được vạch ra tỉ mỉ tới từng chi tiết và vô cùng táo tợn trong cách thực hiện…
Xã hội loài người đang ngày càng phát triển nhưng cũng trở nên phức
tạp hơn. Nó luôn tồn tại hai mặt như một sự tất yếu: khi thì bình yên,
hạnh phúc nhưng không ít lúc dậy sóng, xáo trộn với những sự kiện động
trời.
Dưới đây là 3 trong số những vụ cướp đình đám nhất trong lịch sử nhân loại, làm rung chuyển xã hội đương thời…
1. Vụ cướp ông già Noel (1927)
Trong quan niệm thông thường, ông già Noel luôn là người mang lại
niềm vui cho những người xung quanh, nhất là trẻ em, nhưng điều đó có vẻ
không đúng với bang Texas, Mỹ mùa Giáng sinh năm 1927.
Cơn đại khủng hoảng tài chính 1929 - 1933 đã làm gia tăng tình
trạng thất nghiệp, đẩy không ít người vào con đường phạm tội để kiếm
sống, trong đó có Marshall Ratliff.
Ra tù đúng
vào thời điểm kinh tế khó khăn, không có việc làm, Ratliff ngay lập tức
lên một kế hoạch cướp ngân hàng để có đủ tiền tiêu xài.
Sợ bị nhận ra mặt ở quê hương, hắn lập một băng nhóm cùng 3 đồng
đảng khác. Chúng lập kế hoạch tỉ mỉ tới từng chi tiết, theo đó, Ratliff
sẽ đóng vai ông già Noel để đỡ bị lộ diện.
Ngày 23/12/1927, Ratliff cùng băng đảng của mình "đột nhập" vào một
ngân hàng ở bang Texas. Trên đường đi, hắn lôi kéo được rất nhiều trẻ
em đi cùng trong vai diễn ông già tuyết đúng theo kế hoạch.
Bằng súng ngắn, băng cướp này uy hiếp rất nhiều con tin, trong đó
một lượng không nhỏ là trẻ em. Chúng lấy tổng cộng 150.000 USD (khoảng 3
tỷ VNĐ theo tỉ giá hiện tại).
Tuy nhiên, điều
mà Ratliff không lường trước được là một bà mẹ và đứa con gái 6 tuổi
dũng cảm có mặt lúc đó đã liều mình chạy ra ngoài báo động. Cảnh sát khi
biết tin, ngay lập tức bao vây, nhưng họ chỉ kịp bắt một tên cướp và để
xổng những tên còn lại.
Nhiều tuần sau đó, những cuộc truy tìm ráo riết đã được tiến hành
và cuối cùng, kẻ phạm tội đã sa lưới. Ratliff bị kết án tử hình nhưng
chưa kịp bị hành quyết, một số công dân đã xông vào nhà tù và treo cổ
Ratliff giữa hai cột điện thoại.
2. Vụ cướp Heist Lufthansa (1978)
Tại thời điểm nó ra đời, đây là vụ cướp lớn nhất trong lịch sử nước
Mỹ. Nó trở thành niềm cảm hứng rất lớn cho điện ảnh Hollywood với các
bộ phim The 10 Million Dollar Getaway (tạm dịch: Vụ trộm 10 triệu đô la)
và The Big Heist (tạm dịch: Vụ cướp lớn).
Vụ cướp bắt nguồn từ một câu chuyện phiếm giữa Martin Krugman với
Henry Hill (cộng sự tên xã hội đen Jimmy Burke) về số tiền của nước Mỹ
đang được để trong kho hàng của sân bay J.F.Kennedy.
Biết được thông tin này, Jimmy Burke ngay lập tức lên một kế hoạch nhằm cuỗm trọn số tiền nói trên.
Xứng danh một tay xã hội đen khét tiếng, Burke đã lên một kế hoạch
hoàn hảo, kín kẽ tới từng chi tiết. Hắn huy động rất nhiều tay chân thân
tín, trong đó có cả con trai mình là Frank James Burke nhưng lại không
trực tiếp tham gia cướp mà chỉ đứng đằng sau chỉ đạo.
Vụ
cướp diễn ra đêm ngày 11/12/1978 và chỉ vỏn vẹn trong vòng 64 phút.
Phải 14 phút sau khi băng cướp rời đi cùng với chiến lợi phẩm, cảnh sát
mới phát hiện ra số tiền đã bị mất.
Sau vụ cướp, tổng tài sản bị mất ước tính là 17,8 triệu USD tiền
mặt (khoảng 356 tỷ VNĐ theo tỉ giá hiện tại), đồ trang sức trị giá 3,1
triệu USD (khoảng 62 tỷ VNĐ tỉ giá hiện tại).
Vụ
cướp đã thu hút sự chú ý rất lớn của cảnh sát các cấp. Lo sợ bị phát
giác, Burke đã lần lượt thủ tiêu, thanh toán những đồng phạm trong vụ
cướp để cướp trọn số tiền, trong đó có cả con trai hắn.
Điều
đáng ngạc nhiên là Jimmy Burke đã thoát tội khi cảnh sát không đủ chứng
cứ kết tội hắn. Tên trùm sỏ này qua đời ở tuổi 64 vì bệnh ung thư phổi
năm 1996.
3. Vụ cướp Brink’s MAT (1983)
Nếu như vụ Heist Lufthansa làm rung chuyển cả nước Mỹ thì chưa đầy 5
năm sau, vụ cướp Brink’s MAT đã diễn ra và khuynh đảo cả nước Anh. Nó
được gọi với cái tên “tội ác của thế kỷ”.
Ngày 26/11/1983, 6 tên cướp đã đột nhập vào kho hàng Brink’s MAT
tại sân bay Heathrow, London. Ban đầu chúng chỉ định cướp khoảng 3 triệu
bảng tiền mặt (khoảng 99 tỷ VNĐ theo tỉ giá hiện tại) nhưng cuối cùng,
khi vào trong, băng cướp tìm thấy 3 tấn vàng, kim cương, tiền mặt có trị
giá tới 26 triệu bảng (khoảng 858 tỷ VNĐ tỉ giá hiện tại). Tất cả số
tài sản trên nghiễm nhiên "không cánh mà bay ngay".
Vụ án động trời này để lộ rất ít thông tin ra ngoài. Cho tới nay,
mới chỉ có 2 trong số 6 kẻ phạm tội bị bắt và kết án: Noye và Brian
Robinson. Danh tính của những kẻ còn lại vẫn nằm nguyên trong bức màn bí
mật cùng với toàn bộ số vàng bị đánh cướp, tất cả đều chưa hề được tìm
thấy.
Post a Comment