Mỹ nhân Việt thế kỷ 20 trong tà áo dài
Chuyện Cấm Cười - Theo Màn ảnh sân khấu
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử,
tà áo dài Việt Nam giờ đã khác xưa nhưng không thể phủ nhận, áo dài Việt
cùng với mỹ nhân Việt đã mang những hình ảnh đẹp của phụ nữ Việt lên
màn bạc và ra thế giới.
Tà áo dài theo chân người con gái gốc Gò Công bước vào kinh thành Huế và được tấn phong Nam Phương Hoàng hậu
Cùng theo chân bà bước vào tòa thánh Vatican ngày 1/1/1939
|
Áo
dài quyền quý, sang trọng được các phụ nữ quyền quý ngày xưa trân trọng
và xem là thời trang bậc nhất. Đây là cô Nguyễn Thị Cẩm Hà - sau này
thường gọi là Mệ Bông, ái nữ của bà Chúa Nhất tức Công chúa Mỹ Lương
trong bức ảnh chụp tại Huế năm 1931.
Còn
đây là ảnh chụp Minh tinh điện ảnh Thẩm Thúy Hằng lúc tham gia bộ phim
đầu tiên "Người đẹp Bình Dương". Bộ phim thực hiện và trình chiếu năm
1957, còn
có tên là Chuyện Tam Nương. Kịch bản
và đạo diễn do cố NSND Nguyễn Thành Châu thực hiện. Thẩm Thúy Hằng vào vai Tam nương, Nguyễn Đình Dần vai Thái tử
Kinh Luân, NSND Ba Vân vai Người bán tơ, Bảy Nhiêu vai Ông Đạt, Thúy Lan vai Cô gái
làng, Kim Vui vai Lan Hương, Minh Tâm vai Cúc Hương, Xích Tùng vai Tướng cướp
Trương Thiên… Phim
đề cao lòng hiếu thảo của cô con gái út, dù bị gia đình ghét bỏ, khinh khi chỉ
vì trời bắt xấu…Trải qua bao gian truân đầy ải, cô thoát xác thành một mỹ nhân,
kết duyên cùng hoàng tử trẻ đẹp và tài ba. Cốt chuyện giản dị, nhẹ nhàng theo
kiểu cô bé lọ lem và hoàng tử. Phim thành công về mặt doanh thu. Tên tuổi Thẩm
Thúy Hằng gắn liền với biệt danh “Người đẹp Bình Dương” từ dạo ấy!
Nữ
diễn viên điện ảnh quốc tế Kiều Chinh trong tà áo dài cách tân năm
1961. Đúng vào lúc 18 tuổi, nhan sắc rực rỡ và quí phái của một bà mẹ
trẻ, cũng
rất tình cờ được nhóm làm phim của ông Bùi Diễm và đạo diễn Lê Dân phát
hiện
trong một buổi tiệc tại nhà hàng Continental và “cô” Chinh bắt đầu đóng
phim
“Hồi chuông Thiên Mụ” với nghệ danh là Kiều Chinh vào năm 1957.
Bộ phim được thực hiện hơn một năm trời và hậu kỳ kéo dài sau đó mới
được chiếu.Vẻ đẹp của cô gái Bắc vận vào nhân vật là một sư nữ của xứ Thần Kinh
thơ mộng, ngay lập tức Kiều Chinh được công chúng ái mộ và đón nhận nồng nhiệt trong
vai Như Ngọc. “Hồi chuông Thiên Mụ” do hãng Tân Việt thực hiện. Diễn viên đóng
cùng với Kiều Chinh là : Lê Quỳnh vai
Hoài An, Phương Mai vai Lệ Hà, Hà Bắc vai Trưởng Tác, Thái Huy vai Bình Lâm,
Ngọc Quỳnh vai Văn Thái…
Sau vai diễn đầu tiên, Kiều Chinh liên tiếp gặt hái những thành công
trong các phim kế tiếp như “Mưa Rừng” của Alpha Films - đạo diễn Thái Thúc Nha,
đồng diễn với Kim Cương, Xuân Phát và Ngọc Phu. Thời gian quay phim “Mưa Rừng”
đã để lại cho Kiều Chinh rất nhiều kỷ niệm, rất cực khổ. Nhất là những cảnh quay
tại đồn điền cao su Di Linh, mưa gió liên tục và con đường đi ngập bùn lầy. Phim
quay kéo dài không nghĩ, kể cả giáng sinh và những ngày cuối năm.Tình bạn hữu
của Kiều Chinh và Kim Cương có được từ chuyến quay phim này....
Qua
đến phim thứ ba là “Ngàn năm mây bay”, phỏng theo tiểu thuyết của
Văn Quang, do Hoàng Anh Tuấn đạo diễn thì Kiều Chinh đã là hàng sao nữ.
Bộ phim
này đươc trình chiếu khắp các màn ảnh lớn Sàigòn , Cần Thơ, Huế vào năm
1962, ở
phim này, Kiều Chinh đóng cặp với Lê Quỳnh, Bích Sơn, Phạm Huấn... đến
bộ phim
“Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ”của hãng phim Mỹ Vân cô diễn với Thẩm Thúy
Hằng,
Đoàn Châu Mậu và Lê Quỳnh…Vai diễn trong bộ phim này, Kiều Chinh đã đoạt
giải
thưởng “Nữ Diễn viên xuất sắc nhất năm 1969”. Rồi những phim khác như:
“Chờ sáng” với Lê Quỳnh và Tâm Phan, “Hồng Yến” với Trần Quang và Tâm
Phan, “Bão
Tình” với Ôn Văn Tài, Kiều Phượng Loan, Thùy Liên, “Chiếc bóng bên
đường” với
Kim Cương và Thành Được….
Năm 1973 , Kiều Chinh tham gia bộ phim “Hè muộn” diễn cùng Nguyễn Tất
Đạt, Bội Toàn, Như Loan….Đây là phim đầu tay của đạo diễn Đặng Trần Thức vừa du
học từ Pháp về nước thực hiện. Kiều Chinh đóng vai Loan.
Phong cách diễn của Kiều Chinh rất bình dị và đơn giản. Kiều Chinh đem
vào điện ảnh những suy nghĩ, những quan sát từ cuộc đời vào cách diễn của mình.
Kiều Chinh diễn xuất rất nhẹ nhàng, diễn như không diễn và vốn tiếng Anh lưu
loát là lợi thế của Kiều Chinh so với các bạn diễn viên nữ cùng thời khi có các
đoàn làm phim nước ngoài cần tìm diễn viên cho phim của mình. Năm 1968, Kiều
Chinh đóng phim “Destination Việt Nam” và trở thành quốc khách của Philippine,
đóng phim “Chuyện Năm Dần” (Year Of The Tiger) do Mỹ sản xuất với nam tài tử
nổi tiếng Marshall Thompson cùng một số tài tử khác như Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn
Long, Năm Châu, Kiều Hạnh…Rồi “Operation CIA” với nam tài tử Burt Reynolds.
Năm 1971, Kiều Chinh đến Ấn Độ, tại New Delhi, để tham gia vai diễn trong bộ phim “Inside Out” do hãng 20th Century Fox nổi
tiếng của Mỹ sản xuất, bà đã được vinh dự tiếp đón như một nàng công chúa thực
sự - đó là những giây phút vinh quang của Kiều Chinh. Ngày 1/11/1970 là ngày
khởi quay bộ phim. Kiều Chinh đóng vai công chúa Ấn Độ Kamar Souria. Bạn diễn
chính với Kiều Chinh là hai nam diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ: Rod Perry
(Mỹ) và Dev Anand (Ấn Độ). Đóng phim này, Kiều Chinh có thư ký riêng, có người
phụ việc và suốt thời gian quay phim, Kiều Chinh ở tại khách sạn Hoàng Gia của
Bombay.Sự kiện Kiều Chinh làm công chúa Ấn đã gây nhiều sự bàn tán và phẩn nộ
của công nghệ giải trí Ấn.Bởi họ có tự ái riêng khi diễn viên đóng vai công
chúa không phải là diễn viên bản xứ.
Liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng về điện ảnh tại Miền nam Việt Nam như
đoạt giải văn học nghệ thuật năm 1969.Vinh quang đã đưa Kiều Chinh đi đến nhiều Liên Hoan Phim thế giới như:
Tây Đức, Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…Năm
1973 Kiều Chinh đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của đại hội điện ảnh Á Châu tại Đài Bắc. Ngoài tài năng diễn xuất, Kiều Chinh còn là nhà sản xuất phim rất năng
động. Giao Chỉ Phim là hãng phim riêng do Kiều Chinh thành lập trước năm 1975
tại Sài Gòn đã sản xuất nhiều phim được đầu tư kinh phí cao và đoạt nhiều giải
thưởng.
Áo dài với bà Tuyết Mai, vợ của ông Nguyễn Cao Kỳ và là mẹ của MC nổi tiếng hiện nay - Nguyễn Cao Kỳ Duyên
|
Áo
dài là trang phục chính của phụ nữ khi ra phố, đi chùa, buôn bán, tiệc
tùng...và của cả các ca sĩ khi lên sân khấu trình diễn.Đây là các danh
ca nổi tiếng của Sài Gòn ngày xưa - Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh
Nữ nghệ sỹ Thanh Nga
Nữ nghệ sĩ Tâm Vấn
Nữ nghệ sĩ Thanh Nga với kiểu tóc, trang sức, áo dài truyền thống
Nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền - Hoa khôi Cải Lương,minh tinh màn bạc một thời
Tà
áo dài theo chân NSND Phùng Há, Khánh Ly, Thanh Thanh Hoa, Mộng Tuyền,
Kiều Hoa...cùng các nam nghệ sĩ NSND Năm Châu, Thanh Tú, Phương Đại, Tâm
Phan, Huy Cường....đến Pháp và đi dự Paris Peace Talks năm 1968.
Cũng
chính áo dài rực rỡ hoa văn cùng với minh tinh điện ảnh Thẩm Thúy Hằng
(người bên trái là NSND Năm Châu, còn người bên phải là nữ kịch sĩ Túy
Phượng) xuất hiện trong rừng người đón chào ngày đất nước thống nhất
trong ngày 1/5/1975.
Lê Quang Thanh Tâm
Post a Comment