Sunday, October 5, 2014

Những cuộc tình lãng mạn của đại văn hào Victor Hugo

Những cuộc tình lãng mạn của đại văn hào Victor Hugo

                                            Victor Hugo

Với con tim lúc nào cũng cháy bỏng đam mê, từ lúc có được nhưng rung cảm đầu tiên khi nhìn cô bé Rose xinh xắn cho đến khi từ giã cõi đời, Victor Hugo đã yêu rất nhiều phụ nữ đẹp ... Những mối tình ấy luôn là những cuộc tình nồng nàn, say đắm, lãng mạn.... làm cho ông say mê điên đảo. 


Những gười tình của Victor Hugo không phải chỉ đi qua cuộc đời ông như một sự kiện, mà họ đã để lại một dấu ấn nhất định và cũng là nguồn cảm hứng trong văn chương và thi phú của ông. 

Ngoài việc gợi cho ông niềm cảm hứng bất tuyệt trong văn chương, họ còn giúp ông gượng dậy, đứng lên sau những biến cố đau thương trong cuộc sống và cũng giúp ông tìm lại được niềm vui, niềm hạnh phúc ... sau những giây phút tuyệt vọng nhất.

Sự nghiệp văn chương, thi phú của Victor Hugo phần lớn được nuôi dưỡng từ những mối tình đó, và những bóng hồng ấy vẫn bàng bạc, lung linh qua nhiều tác phẩm lãng mạn của ông.

Mối tình thứ nhất: Adèle Foucher

Adèle Foucher là con gái của Piere Foucher, một nhân viện lục sự, bạn của cha Victor Hugo. Lần đầu tiên Victor Hugo gặp nàng ở Ý cùng với cha và người anh là Vitor Foucher.

Lúc đó, Adèle mới 4 tuổi. Năm 16 tuổi, Victor Hugo gặp lại nàng ở Paris, Feuillartines. là một thanh niên mới lớn mơ mộng và đầy đam mê, Victor Hugo không khỏi ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của cô bạn nhỏ năm nào. Đôi bạn trẻ thong thả đi dạo trong vườn, trò chuyện nho nhỏ và đôi tim đều xao xuyến rung động khi bàn tay chợt nắm lấy bàn tay..

Buổi chiều tuyệt vời ấy đã để lại trong lòng Victor Hugo một kỷ niệm không bao giờ phai nhạt và sau này ông đã mô tả nó thật sinh động trong cuốn: "Ngày cuối cùng của một người tử tội".

Sinh ra trong một gia đình tiểu tư bản Pháp, nhưng Adèle được nuôi dạy rất chu đáo.

Tuy Adèle Foucher là một cô gái rất thùy mị, ngoan hiền và say mê hội họa nhưng do tính cẩn thận, bà Foucher - mẹ cô rất quan tâm đến con gái và rất ít khi rời bỏ cô. Cả Victor và người anh trai của ông là Eugène Hugo đều mê mẫn Adèle với mái tóc vàng, vần trán rộng thông minh, cái nhìn sâu, trong sáng đầy nghị lực, Victor Hugo lúc bấy giờ đã bắt đầu nổi tiếng về tài văn chương, thi phú, chàng đã may mắn lọt vào mắt xanh của tiểu thư Adèle mang nét đẹp Tây Ban Nha với đôi mày vòng nguyệt, đôi môi đỏ mọng như quả anh đào và đôi mi dài cong vút.



                                           Adèle Foucher

Một ngày nọ, dưới bóng râm của những cây dẻ gai già, Victor Hugo đã bảo Adèle khi họ chỉ còn có hai người:

"Anh có một điều bí mật lớn nhất. Đó là: Anh yêu em!" và Adèle cũng đã nói một câu đồng nghĩa như vậy với chàng.

Đôi bạn trẻ đã thổ lộ nỗi lòng của mình với nhau. Hôm đó là ngày 26 - 4 - 1819. Từ đó, họ thường gặp gỡ và viết thư tình cho nhau, nhưng Adèle vẫn giấu kín chuyện yêu đương của mình với gia đình.

Tháng 12/1819, Victor Hugo viết tặng riêng cho Adèle một bài thơ có tên là "Tiếng thở dài đầu tiên", và đòi người yêu tặng lại cho mình 12 nụ hôn! Adèle hứa cho nhưng vì thẹn thùng nên cứ khất lần và cuối cùng, sau khi đã mặc cả với chàng, cô chỉ thuận cho người tình ... có 4 cái!.

Một hôm, khi cúi xuống để mang giày, Adèle đã vô tình để lá thư giấu trong ngực áo rơi xuống đất trước mặt mẹ mình. Thế là bà Foucher biết được câu chuyện tình giữa Adèle và Victor.

Sáng ngày 26-4-1820, ông bà Foucher long trọng sang gặp bà Hugo để bàn việc tác hợp cho đôi tình nhân trẻ.

Thế nhưng, họ không thể ngờ được bà Hugo là một người đàn bà hay ghen tỵ và rất tự hào về con mình. Vả lại, Victor Hugo là con một vị tướng với hàm Bá tước, thì không lý do gì bà lại để con mình làm hỏng cuộc đời ở năm 18 tuổi. Với bà, khi cưới con bé nhà Foucher, "Sẽ không bao giờ có một cuộc hôn nhân không tương xứng như vậy!".

Với câu nói ấy, bà Hugo đã làm tổn thương lòng tự trọng của ông bà Foucher. Hai gia đình tuyệt giao từ đó, và đôi bạn trẻ đáng thương Adèle-Hugo bị cấm ngặt không được gặp gỡ nhau nữa.

Tuy bị sự ngăn trở của đôi gia đình, nhưng họ vẫn yêu nhau tha thiết và vẫn lén lút gặp nhau. Cũng như mọi đôi tình nhân trẻ khác, họ cũng có lúc không tránh khỏi những câu nói lẫy, giận hờn, cãi vã nho nhỏ.

Giữa lúc đó, thi bà Hugo lâm trọng bệnh và đột ngột qua đời vào ngày 27-6-1821. Trở lực tình yêu khôg còn nữa, nhưng giờ đây đến lượt ông Foucher lại đòi Victor Hugo phải có đủ những điều kiện căn bản để có thể đảm bảo cuộc sống vật chất cho đôi vợ chồng trẻ sau này thì mới thuận tình gả con gái.

Tuy mẹ mới mất, cha ở xa, Victor Hugo vì quá yêu Adèle đã tìm mọi cách thỏa mãn những điều kiện của ông nhạc tương lai. Chàng miệt mài sáng tác, in ấn, gửi đăng báo những tác phẩm của mình, cuối cùng Victor Hugo đã kiếm được một số tiền cộng tương đối khá cộng thêm số tiền trợ cấp hàng tháng của nhà Vua và Bộ nội vụ, cùng số hồi môn của vợ, khả dĩ đã đủ đáp ứng lời thách cưới của cha mẹ vợ.

Đôi bạn trẻ giờ đây đã có thể làm làm đám cưới. Hôn lễ được cử hành vào ngày 12-10-1822. Trong buổi dạ hội, Eugène Hugo, kẻ yêu Adèle âm thầm và tuyệt vọng, đã có những triệu chứng thần kinh bất thường trước hạnh phúc của em trai mình.

Suốt thời gian yêu nhau, dù đã có những phút giây đam mê bồng bột, nhưng Hugo và Adèle vẫn cố giữ gìn tình yêu trong sáng cho đến ngày cưới. Riêng đối với Hugo, đêm tân hôn là một đêm đầy ý nghĩa. 

Để đạt được giấc mơ tình ái với người trong mộng, Chàng đã phải làm việc cật lực, không ngừng nghỉ suốt một năm trời. Thêm vào đó là lòng tự tin của Victor Hugo khi quyết định theo hẳn nghiệp văn chương, niềm tự hào của một tài năng trẻ đang lên được nhà vua và giới văn nghệ sĩ chú ý và dành cho nhiều ưu ái.

Tâm trạng phấn chấn ấy đã làm nồng thêm chén rượu đêm hoa chúc và lời thổ lộ của chàng sau này về cái đêm đầu tiên hạnh phúc ấy đã làm cho tất cả những chú rể trên thế gian này ghen tỵ (Khi về già, chàng đã kể lại rằng, đêm ấy ông đã yêu vợ mình đến 9 lần!)

Sau đám cưới là những chuỗi ngày đẹp nhất của đôi vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, những mâu thuẩn giữa hai người bắt đầu nảy sinh sau 6 năm đầu hạnh phúc và đã làm cho mái ấm gia đình của họ phải tan vỡ.

Sau ngày cưới, Adèle thường phàn nàn về những đòi hỏi quá đáng của chồng và chỉ còn muốn làm vợ Victor Hugo trên danh nghĩa mà thôi. Vốn là một phụ nữ nhu mì, sống nội tâm Adèle sớm mệt mỏi vì những lần mang thai liên tiếp và cảm thấy nghẹt thở vì những quyền hành gia trưởng, nhiều khi quá ích kỷ, độc đoán của chồng.

Vả lại, Adèle không hề yêu thích thơ ca, vốn là nguồn nhựa sống của chồng, mặc dù nhiều lần Victor Hugo đã cố tạo cho cô tình yêu ấy. Giữa lúc này, Saint Beuve, một người bạn của Victor Hugo, xuất hiện trong số những người vẫn thường đến nhà ông để đàm luận văn chương.

Mặc dù Saint Beuve không đẹp trai, không giàu có và tài giỏi bằng Victor Hugo, Adèle, giữa lúc cô đơn, buồn phiền và trống trải đã đáp lại mối tình si của người đàn ông, đến sau này, khi biết được sự tình, Victor Hugo không tránh khỏi bối rối, và đau đớn. Tuy nhiên, cuối cùng Victor Hugo vẫn cho Adèle được quyền lựa chọn.

Từ đó họ đã chia tay nhau, khi Adèle không còn yêu Saint Beuve nữa, thì tình cảm giữa Adèle và Victor Hugo chỉ còn lại tình xưa, nghĩa cũ.

Mối tình thứ hai: Juliette Drouet

Trong những lần qua lại với giới kịch trường. Victor Hugo đã gặp và yêu cô đào trẻ đẹp Juliette Drouet... Juliette năm ấy, 26 tuổi, là con một người thợ may tên Julier Gauvin. Mồ côi từ thuở còn nằm nôi, Juliette được phó thác cho một người chú là Réne Drouet. Ông này gần như bỏ mặc cho cô bé tha hồ lêu lổng rồi sau gửi cô cho hai nữ tu (có họ với ông) trong một tu viện ở Paris. Thế nhưng đức ngài Tổng giám mục de Quélen đã khôn ngoan giải phóng Juliette khỏi tu viện vì ông biết trước rằng cô bé sinh đẹp này sinh ra không phải để chôn chặt cuộc đời mình giữa bốn bức tường cao của nhà tu kín.

Sắc đẹp lộng lẫy đã từng được mệnh danh là "quà tặng nghiệt ngã của các vị thần" Juliette Drouet năm 19 tuổi, nàng đã cho nhà điêu khắc nhiều kiểu ngồi mẫu khỏa thân táo bạo và James Pradier nhà điêu khắc phóng túng ấy cũng đã tặng lại cho cô một đứa con tuy không nhìn nhưng cũng không chối.

Tuy đã có con với Juliette nhưng James Pradier lại muốn cưới một tiểu thư khuê các, thuộc tầng lớp trưởng giả nên năm 1827, ông ta đã chia tay với Juliette sau khi đã cẩn thận cho cô những lời khuyên khá khôn ngoan về nghệ thuật đóng kịch, nghệ thuật làm sao để quyến rũ và giữ được một người đàn ông!.


                                                   Juliette Drouet

Ở Bruxelles rồi Paris, Juliette đã gặt hái được nhiều thành công nhờ vào sắc đẹp nhiều hơn là tài năng của chính mình. Cô bắt đầu sống sa ngã và có thật nhiều nhân tình, già có, trẻ có. Trong số dó có cả ông hoàng giàu sụ Anatole Deminoff bảnh trai, hung tợn đã bao cô một căn nhà xa hoa ở đường L'Echiquier. Tuy là gái bao nhưng Juliette vẫn giữ được trong tim mình những tình cảm đích thực, thói quen mơ mộng, lòng yêu vô bờ bến, một ánh nhìn dịu mượt như nhung và một niềm vui trí tuệ giúp cô thêm phần duyên dáng.

Trong những ngày đầu gặp gỡ Juliette, Victor Hugo luôn cố gắng giữ mình. Thế nhưng lòng mong muốn là một người chồng chung thủy đã không thắng được nỗi đam mê cháy bỏng đang lớn dần trong trái tim đa cảm của chàng. Mỗi tối, chàng đều đến thăm Juliette ở nhà của cô, cho cô những lời khuyên bảo và say sưa ngắm nhìn nhan sắc chim sa, cá lặn của cô đào trẻ.

Bốn ngày sau lần thăm viếng đầu tiên, Victor Hugo nói với Juliette: "Tôi yêu em!". Đây là điều mà Juliette cũng đã hằng mơ ước và chờ đợi, vì từ lâu cô đã thầm ngưỡng mộ tài năng tuyệt vời của nhà thơ trẻ, cho đến lúc bấy giờ cũng chỉ biết "cơm nhà, quà vợ". Tuy Victor Hugo rất yêu vợ nhưng Adèle cũng chỉ thể hiện được sự ngoan ngoãn của một người vợ trẻ lắm e dè. 

Ngược lại, Juliette đã làm Victor Hugo thật sự điên đảo vì sắc đẹp mê  hồn và nghệ thuật yêu đương điêu luyện của một cô gái sớm sành sỏi sự đời.

Tuy yêu Victor Hugo chân thành đến mức mê muội tôn thờ nhưng Juliette vẫn không được thanh thản vì trong lòng cô lúc nào cũng canh cánh một nỗi lo. Sau khi bỏ rơi tất cả những người tình cũ để sống với Hugo, cô không còn được họ chu cấp nữa và với lối sống xa hoa đã quen từ trước, cô bị các chủ nợ tấn công từ mọi phía. 

Cho đến khi tháng 8/1834, khi số tiền đã quá cao và không thể trốn nợ được nữa, Juliette đành thú thật với Hugo. Hai mươi ngàn quan! Số tiền nợ khổng lồ làm cho Hugo xính vính.

Tuy hứa sẽ nhận trách nhiệm trả dần số nợ trên, chàng cũng không khỏi nổi cơn thịnh nộ và đay nghiến Juliette bằng những lời lẽ nặng nề nhất. Juliette đáng thương dẫn đứa con gái nhỏ của mình chạy về nhà một người chị ở Bretagne.

Có xa cách mới đo được tình yêu. Victor Hugo và Juliette biết rằng nỗi đam mê của lòng mình quá lớn. Trên đường đi, Juliette, đã viết những bức thư đầy nước mắt và những lời lẽ đớn đau tha thiết nhất. Hối hận, Victor Hugo cũng vội vàng bỏ mặc vợ con ở Paris để bay về Bretagne cùng Juliette. Gặp lại nhau, đôi tình nhân đã cùng thề nguyền sâu nặng là sẽ không bao giờ còn làm khổ nhau nữa.

Ngày 2-91-1834, Juliette dọn về căn phòng nhỏ của mình ở Metz, còn Victor Hugo thì về lâu đài Roches. Ở Metz, Juliette phải tự làm bếp, chỉ hai bộ váy để thay đổi. Tuy nhiên, những chiếc muỗng sắt nặng nề, đôi giày thô kệch xấu xí và sự vắng mặt tất cả những thú vui tiêu khiển đã là biểu hiện của sự phục tùng và tình yêu tha thiết của Juliette đối với Hugo. 

Mới ngày nào còn là một trong những người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất Paris và quen sống trong nhung lụa xa hoa, Juliette giờ đây bắt đầu sống một cuộc đời nghèo khó, khổ hạnh. Victor Hugo cuối cùng đồng ý tha thứ cho Juliette về những chuyện quá khứ nhưng lại bắt nàng phải sống trong những điều kiện thật khắc nghiệt.

Vì sức cuốn hút bí ẩn của tình yêu, Juliette cũng chấp; nhận mỗi tháng "ông chủ" của Juliette đưa cho nàng khoảng 800 quan. Sau khi trích tiền trả cho các chủ nợ, trả tiền thuê nhà và học phí cho con gái, Juliette còn lại rất ít tiền để sống.

Nàng thường không có lửa để sưởi ấm và những khi trời quá lạnh, nàng đành nằm lại trên giường để mơ mộng, đọc sách hoặc tính toán lại các khoản tiền trong sổ chi thu hằng ngày theo yêu cầu của Hugo. Thức ăn của nàng chỉ có sữa, phó mát, trứng và mỗi tối một quả táo.

Mọi chi tiêu dù nhỏ nhặt nhất cũng đều được Victor Hugo giám sát kỹ lưỡng. Tuy vậy, Juliette vẫn vui sướng chấp nhận cuộc sống khổ cực này vì tình yêu và lòng biết ơn đối với Hugo, người đã cứu nàng  thoát khỏi nợ nần và đoạn tuyệt với quá khứ sa đọa ngày nào. 

Với tình yêu đích thực của mình dành cho Hugo, Juliette đã vượt qua rất nhiều thử thách, sự nghèo khó, lòng ghen tuông.... để cùng sẻ ngọt, chia bùi với người mà nàng luôn tôn thờ.

Juliette cũng là bóng hồng đã gắn bó với Victor Hugo lâu dài nhất trong số các người tình của chàng. Suốt 50 năm chung sống, nàng là người vợ chịu thương, chịu khó, đã luôn yêu thương chăm sóc, đã hy sinh và tha thứ đối với những sai lầm của Victor Hugo và trước sau đã vẫn giữ một lòng chung thủy tuyệt đối với nhà thơ cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay.

3. Mối tình thứ ba: Léonie d'Aunet

Trong số những người con của Victor Hugo, Léopoldine là cô gái được ông yêu thương chìu chuộng nhất, Victor Hugo yêu con gái đến mức tôn thờ. Ông thường xem cô là biểu hiện của sự thanh cao, trong trắng. Ngày 4-9-1843, Léopoldine cùng với chồng chết đuối trong một cuộc du ngoạn bằng thuyền buồm trên sông Seine.

Lúc này, Victor Hugo đang trên đường trở về sau một chuyến du lịch với Juliette ở miền Bắc, Tây Ban Nha và vẫn chưa hay biết gì. Năm ngày sau, 9-9-1843, trong một quán cafe ở Rochfort, ông hay được tin sét đánh khi đọc tờ báo Thế Kỷ.

Thêm vào nỗi đau đó, ngày 21-6-1846, đứa con gái của Juliette lafClaire cũng qua đời ở tuổi 21. Quá đau đớn, Hugo chỉ còn muốn tìm về quê trong một nỗi đam mê nào đó. Thế nhưng Juliette lúc này không còn làm ông say mê như trước nữa. Cuộc sống ẩn dật kham khổ trong hơn 10 năm qua đã làm cho nhan sắc lộng lẫy năm xưa đã tàn phai đi nhiều.

Từ tuổi 30, mái tóc của Juliette đã bắt đầu điểm bạc. Cô vẫn còn giữ được đôi mắt đẹp, dáng dấp thanh nhã, quý phái nhưng không còn cái sắc đẹp rực rỡ làm chao đảo lòng người. Cái duyên trí tuệ của Juliette giờ đây không đủ sức để Victor Hugo tránh khỏi buồn chán về nàng.


                                            Léonie d'Aunet

Giữa lúc đó, đầu năm 1844, Léonie D'Aunet xuất hiện. Người đẹp tóc vàng có đôi mắt mơ màng hay nhìn xuống và cái vẻ "nhút nhát bồ câu" ấy đã cuốn hút tâm trí của Victor Hugo.

Nàng xuất thân từ một gia đình quý tộc bậc trung. Năm 18 tuổi, Léonie bỏ nhà ra đi để sống với một họa sĩ phóng đãng và có với y một đứa con. Thế nhưng càng về sau, nàng càng bị chồng ngược đãi. 

Lúc này, Hugo cũng đang đau đớn về cái chết của con gái. Hai tâm hồn đau khổ ấy gặp nhau. Victor Hugo viết nhiều bài thơ và thư từ ướt át yêu đương, nhưng không phải dành cho Juliette nữa mà là cho người đàn bà tóc vàng mà ông đang say mê.

Thế nhưng mối tình ấy chưa kéo dài được bao lâu, thì ngày 5-7-1845, Auguste Biard (chồng Léonie) cùng viên chánh cẩm khu phố Vendôme đã bắt quả tang được vụ ngoại tình giữa Victor Hugo và Léonie. Léonie bị tống vào ngục Saint Lazare, Hugo nhờ quyền bất khả xâm phạm đối với quý tộc nghị viên của mình nên không bị truy tố.

Để tránh tai tiếng rắc rối, Victor Hugo bèn cầu viện vua Louis - Philippe và chính nhờ sự can thiệp của nhà vua mà anh chồng của Léonie đã rút đơn, xin bãi nặi.

4. Mối tình thứ 4: Cô đào Alice d'Oxy

Cô gái 21 tuổi này vốn đã từng gắn bó từ với con trai của Victor Hugo là Charles Hugo. Thế nhưng cô gái có cái sắc đẹp trẻ trung khiêu khích và cũng khá dễ tính này cũng là một kẻ sính văn chương và mong muốn có được vài câu thơ của Victor Hugo trong album của mình.

Khi đến nhà nàng, Victor Hugo trông thấy một chiếc giường tuyệt đẹp bằng gỗ hồng có cẩn thứ sứ xưa nổi tiếng của miền Sèvres. Alice nhận được, như Victor Hugo đã hứa, không phải một mà là hai bài thơ tứ tuyệt. Thế rồi cái gì phải đến, đã đến. Quá đau khổ, anh chàng Charles đáng thương chỉ còn biết ngã vào vòng tay an ủi, vỗ về của mẹ mình là Adèle Hugo.


                                             Léonie d'Aunet



5. Mối tình thứ 5: Cô hầu Blanche

Tháng 3 năm 1872, Juliette nhận một cô gái 22 tuổi, con nuôi của một người bạn cũ vào làm. Blanche là một cô gái trong trắng, dịu dàng và lại rất đẹp. Là một người có học thức, cô thuộc khá nhiều thơ, nhất là thơ của Victor Hugo. 

Mệt mỏi vì công việc thư ký cho Victor Hugo, Juliette cho Blanche thay mình làm công việc này. Victor Hugo lúc này đã hơn 70 tuổi. Thế nhưng: 

"Bẩy mươi chưa phải là già!". Với mái tóc nâu, đôi mắt đẹp và một thân hình cân đối trẻ trung Blanche đã làm Hugo chú ý. Thoạt đầu ông cũng cố chống lại nỗi đam mê của mình.

Về phần Blanche, cô cũng đã cố giữ mình hết sức. Thế nhưng ngọn lửa tình giữa hai người vẫn bùng cháy. Victor Hugo viết tặng cho Blanche nhiều bài thơ và đặt lại tên cho nàng là Alba (từ tiếng Latin có nghĩa là "trắng", cái tên "Blanche" tiếng Pháp cũng có nghĩa là trắng).



Khi hay được mối tình vụng trộm này, tuy tức giận nhưng Juliette vẫn êm thấm thu xếp cho Blanch rời khỏi Guernesey.

Sau khi Blanch về lại Paris để lấy chồng (cô đã đính hôn với một người), ở lại Guernesey, Hugo cảm thấy lòng mình quá ư trống vắng! Ngày 31-7-1873, Hugo cùng Juliette trở về Pháp. Mặc dù đã hứa với Juliette là sẽ không lăng nhăng nữa nhưng khi vừa về đến Paris là Victor Hugo lại tức tốc đi tìm Blanche. Tuy tuổi tác chênh lệch nhiều nhưng Hugo và Blanche cũng đã dệt nên một mối họa tình đẹp đẽ.

Sau này, Blanche và ông vẫn thường liên lạc với nhau, nhà thơ tuy tuổi đã cao nhưng vẫn còn phong độ và quyến rũ vô cùng với một con tim lúc nào cũng rực lửa yêu đương.

Ngoài những mối tình sâu đậm đã kể ở trên, Victor Hugo còn có quan hệ với nhiều người đàn bà khác.

Chuyện tình ái rộng rãi của ông đã nhiều phen làm cho Juliette (lẫn những người tình khác) khổ sở vì ghen tuông, nhưng làm sao tránh được khi thi hứng của ông đa phần đều bắt nguồn từ các mối tình với những bóng hồng đầy quyến rũ!

Để không quên những mối tình đã đi qua trong đời mình, Victor Hugo có một cuốn sổ riêng ghi tất cả những cuộc hẹn hò, tình tự cùng các người tình mà ông đã từng dan díu.

Sau khi Victor Hugo qua đời (ông mất ngày 22-5-1885), người ta đọc thấy trong cuốn sổ ấy những lần hò hẹn, yêu đương cuối cùng của ông ghi ngày 5-4-1885 (trước ngày ông mất có hơn một tháng rưỡi).

Quả thật là:

"Đến hơi thở cuối dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư"
Theo Mới




  1. Giờ mình mới biết og hugo là ai , og này chứng tỏ là cũng dê chứ không phải dạng vừa đâu , người như xưa cũ nhưng vẫn chẳng đẹp để lại trong tôi một khoảng chống vắng giữa chốn đông nguời
    ............................
    thép hòa phát | thép hộp mạ kẽm

    ReplyDelete

 
Copyright © 2013 Chuyện xưa, tích cũ | Powered by Blogger