Sunday, September 28, 2014

Nốt ruồi "Điềm báo ngôi Thiên Tử" của Vua chúa nước Việt

                                          Lê Lợi

 
Theo sách Đại Việt thông sử: Lê Thái Tổ (Lê Lợi) sinh giờ Tí ngày 6/8/1385 (năm Ất Sửu) trong một gia đình “đời đời làm quân trưởng một phương” tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
 

Ngày Lê Lợi ra đời, trong nhà có hào quang đô chiếu sáng rực và mùi thơm ngào ngạt khắp làng.
Nguyên trước, xứ Du Sơn, thôn Như Áng Hậu, làng Chủ Sơn, có 1 cây quế, dưới cây quế có con hùm xám thường xuất hiện. Nó hiền lành, thân cận với người và chưa từng hại ai.

Nhưng từ khi Lê Lợi ra đời, con hùm không còn xuất hiện nữa. Người đời cho đó là 1 sự lạ.
Lớn lên, ông có tướng mạo thông minh dũng lược, mắt sáng, miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên.

Không chỉ vậy, bả vai bên trái còn có 7 nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ, tiếng nói vang như tiếng chuông.


Năm Lê Lợi 21 tuổi, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, ông đã nung nấu quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược.

Sau lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương, năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh, mở đầu triều Lê sơ, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trong 6 năm ở ngôi, ông vua này đã có những việc làm ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và nền độc lập phồn vinh của Đại Việt.

 

Lý Thái Tông: Sau gáy có 7 nốt ruồi tụ lại như chòm sao Bắc Đẩu



Lý Thái Tông (tên húy Phật Mã), sinh năm Canh Tý 1000 ở chùa Duyên Ninh (cố đô Hoa Lư, Ninh Bình), là con trưởng của Vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân. 

Tương truyền, từ thuở lọt lòng, ông đã có những dấu hiệu lạ lùng: sau gáy có đến 7 nốt ruồi tụ lại như chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu).

Lúc bé, chơi đùa với bọn trẻ trong cung, ông thường bắt chúng dàn hàng tả hữu trước sau để làm quân hầu hộ vệ cho mình.

Ông cho một vị đạo sĩ cái áo. Đạo sĩ treo cái áo trong quán, nửa đêm thấy rồng vàng hiện ra khiến người ta duy tâm đây là lời “sấm truyền” cho một đế vương.

Lý Thái Tổ rất chú ý tới Phật Mã và có ý nuôi dạy ông kế vị.

Năm Phật Mã mới 12 tuổi, ông được lập làm Đông cung Thái tử, rồi được phong làm Khai Thiện Vương, đồng thời nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và lập được công lớn.

Vì thế, triều thần cũng như thần dân lúc bấy giờ rất tôn kính Phật Mã. Năm 1028, vua cha mất, Lý Phật Mã lên ngôi.

Là vị vua giỏi, hơn 30 năm chinh chiến và trị quốc, ông đã củng cố nền cai trị của nhà Lý, chống lại nguy cơ chia cắt, bạo loạn, xâm lấn, thu phục lòng dân, khiến cho nước Đại Cồ Việt trở nên vững mạnh.
Theo Khám Phá

Hàn Tín chôn sống mẹ ruột để được phong thủy



Hàn Tín sinh năm 229 trước Công nguyên trong một gia đình nghèo khó. Hàn Tín không có cha nên thường xuyên bị người xung quanh coi rẻ. 

Hàn Tín là cái tên không xa lạ với nhiều người dân thuộc nền văn hóa Đông Á. Họ Hàn là khai quốc công thần nhà Tây Hán, là một tướng quân anh dũng thiện chiến, một nhà túc trí đa mưu. 

Nhờ chiến thuật linh hoạt, biến đổi khôn lường của mình, Hàn Tín đã góp một công sức không nhỏ trong việc giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang giành được thiên hạ trong cuộc tranh chấp với Sở Bá Vương Hạng Vũ, được người đời xưng tụng là “quốc sĩ vô song”, “công cao vô nhị”.

Tuy nhiên, dù công cao cái thế, song trong nhiều truyền thuyết dân gian, Hàn Tín cũng có những chuyện chẳng lấy gì làm quang minh chính đại. Người ta nói rằng, để “được phong thủy” phục vụ cho sự thăng tiến của bản thân, Hàn Tín đã chôn sống mẹ ruột của mình…

Khi lớn lên, cũng không có chút chí hướng nào, thường vác kiếm lang thang khắp nơi lại càng bị cười chê. Tuy nhiên, Đình trưởng Nam Xương Đình lại thấy ở Tín có tướng mạo đường hoàng, không phải hạng phàm phu tục tử, nên đã mời về nhà làm môn khách. Tuy nhiên, Tín sớm đắc tội với Đình trưởng phu nhân nên phải bỏ đi. 

Trước khi rời khỏi nhà Đình trưởng, Tín mới nhớ lại một việc. Ây là một hôm nhà Đình trưởng có mời một lão tiên sinh râu dài như cước, mặt mũi hồng hào giống như một cao nhân đắc đạo. Đình trưởng và vị cao nhân uống trà rồi cùng nhau lên núi, Tín mới tò mò bám theo. 

Đình trưởng và ông lão đi vòng qua mấy ngọn núi, nơi này thì nhìn ngó tìm kiếm, nơi khác lại xem xét, thi thoảng lại dừng lại, đo đo đạc đạc, sau một hồi lại đi. Đột nhiên, hai người dừng lại ở một nơi, chỉ thấy mặt ông lão lộ ra vẻ vui mừng. Hàn Tín mới tiến sát tới trốn ở một bụi rậm cách rất gần 2 người. 

Ông lão nói: "Đây thực là một nơi bảo địa phong thủy hiếm gặp! Ta đã xem phong thủy rất nhiều năm, đi khắp Nam Bắc nhưng chưa bao giờ gặp một nơi phong thủy đẹp như nơi đây. Trên đầu của nơi này chính là hồ Hồng Trạch, phía dưới chân thì có rất nhiều ao hồ nhỏ, bên tay trái chính là Ác Kim Hồ, bên tay phải là Nữ Sơn Hồ. 

Theo phong thủy mà nói thì, nơi sông hồ uốn khúc quay vòng trở lại, đó chính là nơi tích tụ long mạch". Nói rồi ông lão đi về hướng Đông 10 bước, dùng chiếc cọc tre cầm trên tay đóng xuống đất. Tới lúc này, Hàn Tín mới biết rằng, hóa ra hai người này đang xem phong thủy để tìm nơi chôn cất người. 

Sau khi rời khỏi nhà Đình trưởng, Hàn Tín trở thành kẻ vô gia cư, nghèo khó, nghĩ lại càng căm ghét nhà Đình trưởng. Nghĩ vậy, Hàn Tín đi theo đường nhỏ chạy lên núi. Đương lúc định nhổ cây cọc lên thì Tín lại nghĩ, đây là nơi có phong thủy đắc địa, chi bằng ta mang phần mộ của nhà ta tới đây, nếu đúng như ông lão phong thủy nói thì gia đình ta rồi cũng có lúc phong hầu bái tướng. 

Nghĩ thế, Hàn Tín nhổ cây cọc tre rồi dùng một ký hiệu riêng đánh dấu vào chỗ cây cọc vừa bị rút. Xong, lại đem cây cọc đánh dấu vào một chỗ gần đó có địa hình không khác bao nhiêu.

Hàn Tín vốn là đứa trẻ không cha, phần mộ tổ tiên thế nào cũng không biết, bèn về nhà hỏi mẹ. Tuy nhiên, bất kể Hàn Tín hỏi thế nào, bà mẹ cũng không chịu nói nửa lời. Hàn Tín đành phải đem chuyện viên Đình trưởng chọn mộ cho mẹ nghe. Lúc này, mẹ của Hàn Tín mới mở hòm lấy ra một thứ, Hàn Tín nhìn theo, hóa ra đó là một bộ da động vật. 

Bà mẹ vừa khóc vừa nói: "Khi ta lớn lên, một đêm, trong phòng ta bỗng nhiên xuất hiện một chàng công tử vô cùng tuấn tú. Cứ cách vài hôm chàng lại tới 1 lần nhưng đi không ai biết, đến chẳng ai hay. Chúng ta qua lại với nhau suốt hơn 1 năm nên mới có con. Rồi một đêm, chàng lại tới thú nhận với ta sự thật. Chàng vốn là một con khỉ đã tu luyện hơn nghìn năm, đắc đạo thành tiên, nay lại phạm vào luật trời, bị trừng phạt nên không sống được nữa. Bộ da khỉ là thứ mà chàng để lại". 

Hàn Tín nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, cầm bộ da khỉ lên núi. Sau khi đào được một cái huyệt lên, Hàn Tín ném bộ da khỉ xuống. Tuy nhiên, khi bộ da khỉ còn chưa rơi xuống tới đáy huyệt thì một cơn gió từ đâu thổi tới, đẩy ngược bộ da lên. 

Chung quanh không có gió mà Hàn Tín ném đi ném lại mấy lần, thậm chí đè cả đá lên trên thì bộ da vẫn bị đẩy ngược lên. Thấy lạ, Tín mới về gọi mẹ.

Khi gọi mẹ tới, Hàn Tín nói mẹ mình xuống huyệt để đón bộ da khỉ cho mình, đợi khi mình dùng xẻng xúc đất đổ đè lên bộ da xong thì sẽ kéo mẹ lên. Mẹ Hàn Tín nghe theo lời của con trai trèo xuống hố, hai tay nhận bộ da khỉ. Không ngờ khi Hàn Tín chỉ mới xúc được một xẻng đất thì một cơn cuồng phong không biết từ đâu thổi tới, cuốn toàn bộ đất cát mà Hàn Tín đào lên lúc trước lấp xuống huyệt mộ. Mẹ Hàn Tín cũng bị đất đá chôn luôn dưới huyệt. 

Hàn Tín sợ quá, chẳng biết làm thế nào, đứng ngây ra một lúc rồi mới vội vã dùng xẻng đào đất lên để cứu mẹ. Thế nhưng, đất bị đào lên tới đâu thì như có phép lạ lại bị hút trở lại tới đó. Hàn Tín biết rằng, mình không thể cứu được mẹ, khóc một trận lớn, khấu đầu lạy ba cái rồi ngậm ngùi trở về nhà. 

Khi Hàn Tín từ mộ mẹ mình trở về, đi ngang qua khu chợ thì có một người mổ lợn tuổi tác tương đương với Hàn Tín bước ra chặn lại. Anh chàng mổ lợn này cơ thể cao lớn, khỏe mạnh, tay lúc nào cũng lăm lăm con dao mổ, đi lại nghênh ngang, khiến cả thành Hoài Âm ai cũng sợ hãi.

Tên mổ lợn chặn Hàn Tín lại nói: "Nhìn ngươi cao to, người tốt, lại đeo ben mình một thanh kiếm giống như ai cũng phải sợ ngươi! Nếu như ngươi có gan thì rút kiếm ra tỷ thí với ta, xem kiếm của ngươi mạnh hơn dao mổ lợn của ta bao nhiêu.

"Nếu như ngươi sợ chết không dám thì hãy qùy xuống bò qua háng của ta mà đi tiếp". Lúc này, những kẻ ăn theo tên mổ lợn cũng không ngớt đứng bên ngoài hò reo thách thức Hàn Tín.

Hàn Tín nhìn bộ dạng cao lớn của tên mổ lợn, cảm thấy không ổn. Lúc đó, đến cơm Hàn Tín cũng chưa ăn, lấy đâu ra sức mà đánh bại một tên mổ lợn to lón thế này. Nếu như mình bị đánh chết, mọi người đều sợ tên đồ tể, không ai ra làm chứng thì chẳng khác gì mình chết oan.

Thôi được rồi, chẳng phải ta muốn sau này được phong hầu bái tướng hay sao? Tới lúc đó ta trả mối thù bị xỉ nhục này cũng chưa muộn. Nghĩ vậy Hàn Tín chầm chậm cúi đầu qùy xuống và bò qua háng của tên đồ tể mà đi. Những người đứng xem chung quanh ai nấy được một trận cười vỡ bụng.

Hàn Tín ôm ấp chí lớn ngang dọc chiến trường, mang thanh kiếm gia truyền tới đầu quân dưới trướng của Hạng Lương bại trận bị chết, Hàn Tín theo về với Hạng vũ, làm chức chấp kích lang trung, thực tế là chức canh cửa.

Hàn Tín cảm thấy mình ở dưới trướng của Hạng Vũ sẽ không thể thi triển được tài năng vì thế quay sang đầu quân cho Lưu Bang, làm một chức quan nhỏ trông coi kho lương.

Quân sư của Lưu Bang là Tiêu Hà sau nhiều lần nói chuyện với Hàn Tín, phát hiện Hàn Tín là một nhân tài, nhiều lần tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang. Tuy nhiên, Lưu Bang cũng như Hạng Vũ không mấy để ý đến Hàn Tín.

Trong một lần đại quân của Lưu Bang hành quân, mưới mấy vị tướng lĩnh đã tìm cách bỏ trốn Hàn Tín cũng cảm thấy mình không được Lưu Bang trọng dụng nên cũng bỏ trốn theo.

Tiêu Hà sau khi biết chuyện, vội vàng đuổi theo Hàn Tín.

Đây là nguồn gốc của giai thoại nổi tiếng: "Dưới trăng Tiêu Hà đuổi theo Hàn Tín". Sau khi Tiêu Hà tìm được Hàn Tín trở về, đã hết lời tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang. Nể tình của quân sư họ Tiêu, Lưu Bang mới chấp nhận phong cho Hàn Tín làm Tướng quân.

Sau khi có được sự trọng dụng, Hàn Tín có cơ hội thi triển tài năng. Những chiến thắng vang dội của quân Hán trước quân Sở đều do Hàn Tín thực hiện. 

Do công lao ngày càng lớn, tước vị của Hàn Tín cũng ngày một cao  hơn.

Trước sau, Hàn Tín đảm nhiệm các chức tướng quân  kiêm tả thừa tướng, đại tướng quân, Tướng quốc, Tề vương, Sở vương. Tuy nhiên, cuối cùng Hàn Tín bị giáng làm Hoài Âm hầu.

Do công cao át chủ, Hàn Tín trở thành mối đe dọa đối với Triều đình nhà Hán. Vì thế, sau khi Lưu Bang chết, Lã Hoàng hậu vu cáo Hàn Tín mưu phản rồi ra lệnh giết chết.

Năm bị giết, Hàn Tín mới chỉ 32 tuổi. Người ta đều nói, do Hàn Tín chôn sống mẹ mình để được phong thủy làm tổn thương tới dương thọ vì thế mới chết trẻ như vậy.
Theo Tâm Linh Việt
 
Copyright © 2013 Chuyện xưa, tích cũ | Powered by Blogger