Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã
Bà có một thân phận hèn kém khi đã từng làm vũ nữ để mưu sinh.
Chuyện Cấm Cười - Theo Hồ Hải Sơn/Trí thức trẻ
Tuy xuất thân từ tầng lớp dưới nhưng với tài năng của mình, hoàng hậu Theodora đã trở thành một trong những người quyền lực thời La Mã cổ đại.
Từ vũ nữ trở thành hoàng hậu của một đế chế
vĩ đại, chuyện mới nghe tưởng chừng chỉ xuất hiện trên phim ảnh nhưng
lại hoàn toàn có thật trong lịch sử. Đó là câu chuyện về cuộc đời của
Theodora - một phụ nữ xuất thân từ tầng lớp tận cùng của xã hội nhưng
lại có những bước tiến vĩ đại để trở thành người vô cùng quyền lực trong
xã hội La Mã…
Từ vũ nữ trở thành hoàng hậu...
Sinh ra ở Syria vào năm 500, Theodora là một người thuộc tầng lớp
nghèo hèn trong xã hội. Cha cô - Acacius, là một nài ngựa ở thành phố
Constantinople. Mẹ cô là một vũ công mua vui trong các quán rượu. Sau
cái chết của cha mẹ, Theodora đã bán thân vào một nhà chứa để có tiền
sống qua ngày.
Ở tuổi 16, cô đã đến Bắc Phi nhờ sự bảo hộ của tướng Hecebolus. Cô ở với ông trong gần bốn năm trước khi bị chính tướng Hecebolus đuổi về Constantinople. Sau
đó, Theodora phiêu bạt khắp nơi và dùng thân xác của mình để mưu sinh.
Nhưng cuộc đời gian khổ của cô vũ nữ thay đổi hoàn toàn khi gặp
Justinian - một nhân vật đang giữ quyền lực lớn trong triều đình.
Lúc bấy giờ, hoàng đế Anastase của đế quốc Byzantine vừa băng hà.
Trong triều đình liền xuất hiện cuộc tranh ngôi vương đẫm máu, một bên
gồm những triều thần ủng hộ thái tử Hypatios, một bên là những người ủng
hộ chỉ huy trưởng ngự lâm quân Justin.
Trong
đó, Justin chỉ là một lão già lẩm cẩm, nhưng may mắn thay ông có sự giúp
đỡ của người cháu tên Justinian. Bằng trí thông minh và nhiều thủ
đoạn, Justinian đã khéo léo vận động nhiều triều thần tống giam thái tử
Hypatios và đưa Justin lên làm vua vào năm 518. Chính vì vậy, sau khi
lên ngôi vua, Justin liền giao hết quyền hành vào tay người cháu của
mình.
Nhưng nhờ sự sủng ái của vua Justinian, bà đã được làm hoàng hậu của La Mã.
Vì quá mê mẩn nhan sắc của Theodora, Justinian đã lệnh xây một căn
nhà ở ngay cạnh cung điện. Nhìn bên ngoài, đây chỉ là một tiệm may của
một cô gái hiền lành, dễ mến nhưng ai ngờ, đây lại là nơi nghỉ ngơi của
người quyền lực nhất La Mã bấy giờ - Justinian. Ông vô cùng yêu quý
Theodora và dù đã có vợ đẹp, con khôn nhưng Justinian vẫn muốn tìm mọi
cách để cưới một vũ nữ về làm vợ.
Bằng sức ảnh
hưởng của mình, Justinian bắt vua Justin xóa bỏ luật “vũ nữ không được
kết hôn với các đại thần”. Ngay sau đó, một hôn lễ linh đình được tổ
chức và Theodora nhanh chóng trở thành một người phụ nữ giàu có và đầy
quyền lực.
Không dừng lại ở chức phu nhân của đại thần, Theodora còn may mắn
hơn khi trở thành nữ hoàng của đế quốc La Mã. Bốn năm sau, ngày 1/4/527,
hoàng đế Justin thoái vị, Justinian trở thành vị vua mới của La Mã và
Theodora hiển nhiên trở thành hoàng hậu của đế quốc vĩ đại. Lần đầu tiên
và cũng là duy nhất trong lịch sử nhân loại, một vũ nữ bước lên ngôi vị
hoàng hậu.
Người phụ nữ dũng cảm…
Uy quyền của Theodora khiến nhiều người trong xã hội bất mãn, họ
cho rằng, việc để một vũ nữ làm "mẫu nghi thiên hạ" quả là nực cười.
Chính vì vậy, một số triều thần đã hợp sức tạo ra một cuộc đảo chính
mang tên Nika.
Dân chúng cũng hưởng ứng cuộc
tranh đấu bắt đầu bằng những cuộc đốt phá, cướp bóc, gây rối loạn khắp
thủ đô. Cuộc khởi loạn lan rộng ra đến các vùng ngoại ô, sự đe dọa mỗi
ngày mỗi bành trướng khiến nhà vua Justinian bắt đầu lo sợ...
Bức tranh sơn dầu vẽ hoàng hậu Theodora tại Đấu trường La Mã của Jean-Joseph Benjamin-Constant.
Trước tình thế đó, hoàng đế Justinian quyết định bỏ kinh đô, đem
hết vàng bạc châu báu trốn ra ngoại quốc. Việc này đến tai Theodora, bà
vô cùng tức giận và nói với Justinian rằng: “Thà chết như một hoàng đế
chiến đấu giữ ngai vàng của mình còn hơn là chạy trốn trong sợ hãi và
sống như một lưu vong”.
Điều này khiến vua Justinian vô cùng xấu hổ, ông quyết tâm ở lại kinh đô để chiến đấu với quân phản loạn.
Theodora là một nữ hoàng tài năng và vô cùng dũng cảm.
Theodora đích thân đứng ra đối phó với quân nổi loạn. Một mặt, bà
dùng tiền để mua nội gián, mặt khác điều khiển quân lính tấn công tiêu
diệt những kẻ có vai trò lớn trong cuộc khởi nghĩa.
Cuối
cùng bà nghĩ ra một âm mưu thâm độc để hạ gục đội quân này. Bà ra lệnh
cho nội gián lôi kéo quân nổi loạn tới biểu tình tại một quảng trường.
Sau khi có khoảng 30.000 người tới tham gia thì Theodora hạ lệnh đóng
cổng.
Quân đội tàn sát tất cả ai có mặt bên
trong bao gồm cả người già, phụ nữ, trẻ nhỏ… Cuộc giết chóc khủng khiếp
chưa từng thấy trong lịch sử đế quốc này đã khiến cho toàn bộ cuộc đảo
chính tan vỡ.
... và tài năng
Sau cuộc nổi dậy của Nika, Justinian và Theodora đã xây dựng, cải
cách Constantinople, biến thành phố này trở nên vô cùng lộng lẫy trong
nhiều thế kỷ. Đặc biệt là Justinian và Theodora cho xây dựng lại cống
dẫn nước, cầu, xây mới hơn 25 nhà thờ... điều này đã thu hút vô số người
dân về sinh sống.
Theodora có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giải phóng phụ nữ.
Lớn nhất trong số này là nhà thờ Hagia Sophia - một trong những kỳ quan kiến trúc của thế giới. Đôi vợ chồng này cẩn thận giám sát các quan tòa, để giảm bớt tham nhũng quan liêu.
Vua Justinian nhờ vào sự giúp sức của Theodora đã trở thành một trong những vị vua vĩ đại của La Mã.
Đặc biệt hơn, Theodora còn tham gia cải cách pháp luật trong việc gia tăng quyền của phụ nữ. Bà đã thông qua luật cấm ép buộc bán dâm tại các nhà thổ khép kín hay ban
thêm quyền cho phụ nữ khi ly hôn và quyền sở hữu tài sản, lập án tử
hình cho hiếp dâm, cấm việc giết hại những người vợ ngoại tình. Nhiều tu viện được mở ra để cưu mang những gái mại dâm đã hoàn lương.
Tuy nhiên, người phụ nữ "lắm công, nhiều tội" này lại ra đi một
cách vô cùng đau đớn. Bà bị một vết loét trên ngực lâu dần tạo nên một
khối u khổng lồ. Toàn thân của hoàng hậu trở nên đau nhức và cuối cùng,
Theodora qua đời vào ngày 28/6/548 ở tuổi 48.
Post a Comment