Tuesday, April 1, 2014

những bức thư tình nổi tiếng

những bức thư tình nổi tiếng

 

 

Chuyện Cấm Cười - Theo Màn Ảnh Sân Khấu

 

 

Bức thư chan chứa những lời yêu thương cùng sự đam mê cháy bỏng... 

 

 

Khi chưa có những phương tiện kỹ thuật số hiện đại, thư tay là hình thức liên lạc phổ biến và hữu dụng nhất để truyền thông tin cũng như bày tỏ tình cảm. Chúng mình cùng "đọc trộm" những bức thư tình "đình đám" trong lịch sử để cảm nhận phần nào tình yêu bất diệt của những người nổi tiếng trên thế giới nhé!

1. Thư tình của Beethoven

Ludwig van Beethoven là nhà soạn nhạc thiên tài, một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới. Ông mất khi bước qua tuổi 57 và cái chết của ông luôn là bí ẩn lớn với thế giới. Trong số những di vật được tìm thấy của Beethoven, có bức thư tình dành cho một người phụ nữ được ông gọi bằng cái tên “Người phụ nữ bất diệt”. Cả thế giới có lẽ chẳng bao giờ biết được sự thật về người phụ nữ này cũng như hoàn cảnh chuyện tình của họ. Các bức thư của ông là tất cả những gì còn sót lại của chuyện tình này, nó cũng nồng nàn, cháy bỏng như những bản giao hưởng mà ông sáng tác.

Nội dung bức thư tình của Beethoven gửi "Người phụ nữ bất diệt".


Lá thư với những dòng chữ nguệch ngoạc của Beethoven.

2. Thư tình của cố thủ tướng Anh - Winston Churchill

Winston Churchill gặp vợ của mình - Clementine Hozier lần đầu tiên vào năm 1904, nhưng phải đến lần gặp thứ 2 vào tháng 4 năm 1908, tình yêu của họ mới thực sự nảy nở. Chỉ 4 tháng sau đó, vào thứ Ba ngày 11 tháng 8 năm 1908, ông chọn Blenheim Palace làm nơi tỏ tình nhưng suýt nữa thì bị khước từ. Họ cưới nhau 1 tháng sau đó tại nhà thờ Saint Margaret, Westminster, Giáo đường danh tiếng nhất thành phố London vào ngày 12 tháng 9 năm 1908.


Những bức thư tình của Winston và Clementine.

Winston Churchill luôn bận bịu với công việc của mình, ông nói rất nhiều và không bao giờ chịu lắng nghe chứ đừng nói là nghe lời ai. Clementine đã viết thư cho chồng như một cách tuyệt vời để tỉ tê, tâm sự. Trong thư mà họ gửi cho nhau có những lời yêu thương ngọt ngào nhưng cũng không thiếu những lập luận nảy lửa. Một điểm đặc biệt là khi kết thúc mỗi bức thư luôn có những kí tự đặc biệt - hình vẽ về con thú cưng. Bà gọi ông là “mèo” còn Winston gọi vợ mình là “cọp”. Tổng số thư và bưu thiếp mà Clementine viết cho Churchill là 1.700 bức. Về sau, Marie Churchill, cô con gái út của họ đã cho xuất bản những dòng “tâm tình” này của mẹ.


Winston và Clementine có những điểm trái ngược nhau nhưng họ đã gắn kết với nhau suốt 57 năm.


Winston và Clementine đã làm nên cuộc hôn nhân nổi tiếng bậc nhất vì sự hạnh phúc và lòng thủy chung trong lịch sử thế giới.

3. Thư tình của Napoleon và vợ

Hoàng đế nước Pháp, Napoleon Bonaparte (1769-1821) không những là một thiên tài về quân sự và chính trị trong lịch sử nhân loại mà còn là một người si tình say đắm. Ông đã viết vô số bức thư tình để gửi cho vợ mình là Josephine Beauharnais và chúng từng vinh dự được liệt vào kho tàng “những bức thư tình hay nhất thế giới”.

Bức thư của Napoleon viết cho vợ.

Trong bức thư gửi Josephine khi ông bước sang tuổi 26, ông đã thổ lộ mong muốn dâng tặng cho Josephine những vinh quang hào nhoáng mà mình đạt được. Trong thư ông còn thể hiện sự băn khoăn, buồn bã khi hai người luôn phải xa cách nhưng cũng tràn đầy tình yêu và sự đam mê.


Chân dung Napoleon.


Nội dung bức thư Napoleon gửi cho vợ của mình là Josephine.


4. Thư tình của thi sĩ Anh - John Keats

Cuộc đời của thi sĩ lãng mạn Anh - John Keats (1795-1821) ngắn ngủi nhưng vô cùng rực rỡ. Brawne là cô gái hàng xóm sống cạnh nhà Keats ở Hampstead, phía Bắc London. Họ yêu nhau nhưng tình yêu này không mang lại kết quả vì nhà thơ thường xuyên đau ốm. Khi các y sĩ chẩn đoán John Keats bị bệnh lao và khó qua khỏi, Keats đã viết rất nhiều bức thư để gửi cho Fanny Brawne vào năm 1820 - một năm trước khi ông qua đời ở tuổi 25. Những lá thư gửi đi đều chứa chan tình cảm yêu đương nồng nhiệt và chẳng hề phai nhạt mà Keats dành cho người yêu của mình.

Chân dung thi sĩ lãng mạn Anh John Keats.

Nội dung bức thư của thi sĩ người Anh.

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện xưa, tích cũ | Powered by Blogger