Tướng cướp đẹp trai khét tiếng ở Ý
Chuyện Cấm Cười - Theo Trí thức trẻ
Thực hiện những phi vụ cướp bóc táo tợn nhưng Salvatore Giuliano lại được coi là người hùng - một "Robin Hood" trong mắt nhiều người...
Ít ai biết rằng, vào thế kỷ trước, có một tướng cướp
sống ngoài vòng pháp luật, nắm trong tay cả nghìn đàn em và luôn thực
hiện những phi vụ táo tợn. Nhưng có một điều kỳ lạ, ông ta lại được coi
là người hùng - một Robin Hood ngoài đời thực trong mắt rất nhiều người…
Tay không trở thành huyền thoại
Salvatore
Giuliano sinh ngày 16/11/1922 tại làng quê nghèo Montelepre vùng Sicily
ở Ý. Từ nhỏ ông rất thông minh, nhưng sớm phải bỏ dở việc học để phụ
việc đồng áng cho gia đình. Gánh nặng càng lớn hơn khi anh trai của
Giuliano đi lính, khi đó Giuliano mới 14 tuổi và trở thành trụ cột lao
động cho cả nhà.
Mọi
việc càng tệ hơn khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, vùng Sicily là
một trong những nơi đóng quân của phát xít. Chúng ra sức bóc lột của cải
lương thực người dân trong vùng. Để bảo đảm thức ăn cho gia đình,
Giuliano đành phải nhận công việc vận chuyển lương thực, đồ đạc cho các
chợ đen.
Salvatore Giuliano ở độ tuổi 20.
Sau
đó, quân Đồng Minh giải phóng Sicily khỏi chế độ chuyên quyền của phát
xít. Cứ tưởng từ đây cuộc sống sẽ dễ dàng, nhưng vì điều kiện lương thực
quá thiếu thốn nên lãnh đạo sở tại đã đưa ra điều luật chỉ có quân đội
nhà nước mới được sở hữu, phân phát thức ăn, mọi hành vi buôn bán vận
chuyển là phạm pháp.
Vào
ngày 2/9/1943, Giuliano bị một toán quân, gồm hai cảnh binh bắt gặp vận
chuyển một túi ngũ cốc trái phép. Hai tên sỹ quan không những tịch thu
túi ngũ cốc cùng con lừa của Giuliano mà còn muốn bắt luôn chàng thanh
niên vào tù.
Khi bị tay cảnh binh kề họng súng
vào đầu, Giuliano bất ngờ rút khẩu súng ngắn từ thắt lưng ra và bắn vào
hắn ta rồi bỏ chạy. Tuy nhiên, ông cũng sơ suất làm rơi chứng minh thư
tại hiện trường và hứng trọn viên đạn của viên cảnh binh kia. Kể từ đó,
Salvatore Giuliano phải sống chui lủi, ông liên tục bị săn lùng trong 7
năm sau đấy.
Từ
chứng minh thư mà ông bỏ lại, quân lính đã điều tra và bắt mọi người
trong gia đình Giuliano bỏ vào tù. Vô cùng tức giận, Giuliano đã tìm
cách giải thoát cho tất cả mọi người khỏi nhà tù trong vùng, dù đó là
những nơi được canh gác nghiêm ngặt. Hành động liều lĩnh này của
Giuliano ngay lập tức thu hút được sự chú ý của người dân sinh sống ở
các thị trấn nhỏ ở khu vực phía Tây và phía Nam thành phố Palermo.
Từ
một kẻ sống ngoài vòng pháp luật, Giuliano nổi lên như một anh hùng
đương thời được nhiều người ngưỡng mộ. Lần lượt, không ít kẻ đổ về đầu
quân cho vị tướng cướp trẻ tuổi, mà theo ước tính của nhà chức trách bấy
giờ, số lượng lên tới cả ngàn tên.
Tên cướp nghĩa hiệp
Từ
đây, băng cướp của Giuliano tung hoành khắp nơi, tấn công nhà băng, các
đồn điền, khu biệt thự, thậm chí cả sở cảnh sát để lấy vũ khí, đạn
dược. Không sai khi nói rằng, Giuliano chính là hung thần của người giàu
quanh vùng.
Điều
đặc biệt là băng nhóm của ông không động đến người nghèo, thậm chí những
thuộc hạ dưới sự chỉ đạo của ông đã nhét tiền vào dưới cửa nhà của
người già ốm yếu. Giuliano còn cho tiền trẻ con nghèo, và có lần cực
đoan tới mức sai thuộc hạ bắn chết một cảnh sát vì đã dám trấn lột tiền
của một đứa trẻ.
Ông
phát động dân quanh vùng chặn cướp các xe bánh mì, phá kho thóc và phân
phát cho các gia đình đang bị thiếu ăn trong làng. Nông dân ở các làng
quanh Montelepre, ai cũng thuộc lòng những câu chuyện này và coi
Giuliano là thần tượng của chính nghĩa, một "Robin Hood" ngoài đời thực.
Chính vì vậy, dân làng Montelepre hết lòng ủng hộ Giuliano và từ chối
cung cấp thông tin cho cảnh sát.
Từ
trộm cướp, Giuliano còn thực hiện bắt cóc đòi tiền chuộc. Băng nhóm
của Giuliano không bao giờ nghĩ đến việc bắt cóc trẻ con, người nghèo,
kẻ ốm yếu hay phụ nữ, mà "con mồi" thường là những nam giới giàu có khỏe
mạnh. Gia đình của kẻ bị bắt cóc được thông báo về mức tiền chuộc, số
lượng tiền chuộc có thể được thỏa thuận.
Thú
vị ở chỗ, Giuliano đối đãi rất tử tế với những người bị bắt cóc, họ
được bố trí nơi ở đầy đủ, được cho ăn uống tử tế, được đọc sách và giải
trí. Nhiều nạn nhân sau khi trở về miêu tả lại Giuliano là một người
lịch lãm phong độ, ăn nói nhã nhặn, rất thích đọc sách.
Chính
quyền tuyên bố treo giải thưởng cho người nào bắt được Giuliano. Nhưng
không ai dám làm như vậy bởi bất cứ kẻ phản bội hay âm mưu tiêu diệt
Giuliano đều bị bắn chết, còn xác được đặt trước sở cảnh sát kèm theo
một lá thư đe dọa đáng sợ. Giuliano còn ngạo mạn hơn khi dám đưa ra tiền
thưởng khổng lồ cho ai lấy được đầu những người chủ chốt trong bộ máy
chính quyền.
Ngày tàn...
Giuliano
dần lấn áp cả chính quyền, ông cho rằng, vùng Sicily nên tách ra thành
đất nước riêng biệt, hoặc trở thành một bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, các đảng phái ủng hộ cho nước Ý đều khiến Giuliano căm
ghét. Suy nghĩ cực đoan này đã biến ông từ một anh hùng trở thành một
con quỷ trong mắt người dân.
Trong
lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động của những người ủng hộ nước Ý vào năm
1947, Giuliano đã cho nổ một trái bom khiến 17 người chết và trên 30
người khác bị thương, trong số các nạn nhân có cả trẻ em. Đó là một vụ
tàn sát thường dân vô tội. Hậu quả thảm khốc của vụ thảm sát khiến
Giuliano bị lên án mạnh mẽ.
Một làn sóng truy
quét mạnh mẽ của chính phủ đã diễn ra dưới sự ủng hộ của người dân khiến
Giuliano phải chuyển sang thế thủ. Một số thành viên quan trọng bị giết
chết hoặc bị bắt giam. Gaspare Pisciotta - phó tướng của băng cướp và
cũng là anh họ của Giuliano dần lo sợ.
Hắn
ta liên hệ với chính quyền và đạt được một thỏa thuận xóa tội cùng
khoản tiền thưởng hậu hĩnh. Chính vì vậy, Giuliano bị bắn chết vào ngày
5/7/1950. Cuối cùng, vào chiều 19/7/1950, thi thể Giuliano được an táng
tại một hầm mộ ở nghĩa địa của làng Montelepre.
Cuộc
đời Salvatore Giuliano kết thúc tại đây, coi như một lần trả giá cho
chính những tội mà mình gây ra. Dù có cướp bóc để cho người nghèo, giúp
đỡ trẻ em, phụ nữ... nhưng những hành động "Robin Hood" ấy vẫn mãi in
hằn là hành động tội phạm, thậm chí là tội ác.
Post a Comment