Monday, March 31, 2014

Những nữ cướp biển lừng danh trong lịch sử

 


Chuyện Cấm Cười - Theo Người Đưa Tin


Cướp biển – thế giới những tưởng vốn chỉ dành cho những bậc nam nhân “chân cứng đá mềm”, bạo gan và đầy uy dũng bởi việc chém giết, cướp bóc và thể hiện quyền uy. Thế nhưng, trong lịch sử cướp biển của thế giới đã ghi nhận những người phụ nữ cướp biển có “mã số”…


Cặp bài trùng cướp biển Mary Read và Anne Bonny

Mary Read sinh ra tại quận Devon, nước Anh vào cuối thế kỷ XVII. Mẹ của Mary kết hôn với một người đàn ông đi biển và ông ta đã chết. Mary là đứa con riêng của mẹ mình với một người đàn ông khác. Sau khi được sinh ra, mẹ của Mary đưa cô cùng những người chị em khác về sống ở quê.

Mary có một người anh cùng mẹ khác cha là Mark. Rất không may sau khi trở về quê sinh sống một thời gian thì Mark bị qua đời. Để tránh cho bí mật về cái chết của Mark bị tiết lộ đồng thời hưởng nguồn tài sản thừa kế khổng lồ từ người chồng nên mẹ Mary đã mặc quần áo con trai cho cô.

Và cũng từ lúc đó, Mary được cải trang, nuôi dạy như một cậu con trai. Ông bà nội của Mary nhận lời chăm sóc Mary và mẹ của cô bởi họ nghĩ rằng cháu trai Mark của họ vẫn còn sống sót. Khi Mary Read 13 tuổi thì bà nội của cô qua đời. Do Mary vẫn được nuôi dạy như một chàng trai vì thế cô phải đi tìm một công việc.

Rồi Marytrở thành một chú bé giúp việc cho một người phụ nữ Pháp giàu có sống ở Luân Đôn. Không thỏa mãn với công việc hiện tại, cô đã chạy trốn khỏi nhà của quý bà giàu có. Vài năm sau đó, cảm thấy chán nản, Mary gia nhập quân đội Flemish ở binh chủng lính bộ binh. Ở đây, Mary gặp người chồng tương lai của mình. Chuyện là dù có mang lốt đàn ông, Mary vẫn là phụ nữ và vẫn phải yêu.

Mary yêu một người lính cùng đơn vị. Không thể kìm nén nỗi lòng mình, Mary thú nhận về giới tính của mình và thổ lộ tình cảm với người đồng đội. Rất may là người lính đó cũng yêu thương Mary và chấp nhận tình cảm của cô.

Sau khi bày tỏ không lâu, đám cưới của Mary và chồng được tổ chức. Rồi họ cùng gom tiền mở một quán trọ nhỏ gần lâu đài Breda để sinh sống.

Cuộc đời dường như không chiều lòng Mary khi cuộc sống hôn nhân chưa diễn ra được bao lâu thì chồng của Mary qua đời. Quá đau buồn trước việc mất đi người mình yêu thương, Mary quyết định gia nhập quân ngũ thêm một lần nữa sau khi đã cải trang thành nam giới trở lại.

Cô đã quyết định lên một con thuyền Hà Lan để tới lên tàu đi đến vùng Caribe. Con tàu Hà Lan mà Mary đi không may gặp tàu cướp biển của Calico Rackham Jack nên của cải bị cướp còn thủy thủ trên con tàu thì bị ép phải làm cướp biển để giữ lấy tính mạng mình.


Từ đó, Mary bắt đầu cuộc đời cướp biển của mình. Do từ bé đã được dạy dỗ như một người con trai thực thụ nên Mary rất “nhạy bén” trong các lĩnh vực mà tưởng chừng chỉ có những người đàn ông mới làm được. Không chịu thua một đấng mày râu nào, Mary có tài bắn súng rất siêu hạng khiến nhiều cướp biển trên tàu phải “nể vị” bà cướp biển Mary.

 Trong cuộc sống lênh đênh trên biển với vai trò cướp biển, Mary cũng đã từng có cảm tình với một người đàn ông khác trong đoàn.

Tình yêu mãnh liệt cũng như những khả năng thiên bẩm của bà đã được chứng minh khi người tình của mình gặp rắc rối. Chuyện là người tình của Mary có xung đột với một tên cướp biển khác và bị hắn thách thức đấu súng.

Để cứu người mình yêu, Mary ngay lập tức gây hấn với tên cướp đó, chỉ với mục đích sắp xếp một cuộc đấu súng với hắn, đúng nửa giờ trước cuộc đấu súng của hắn với tên hải tặc kia. Bằng tài bắn súng chuẩn xác của mình, bà ngay tức khắc giết chết tên cướp, nhờ đó mà cứu được người bà yêu.

 Nhưng tình cảm mà Mary nhận được sau chuyện ấy, tất nhiên, vẫn không hơn một sự biết ơn đối với “ngài” Mary. Điều này đã khiến cho Mary cảm thấy đau khổ rất nhiều. Và chính thời điểm này, Mary đã gặp gỡ với Anne Bonny và tạo nên cặp bài trùng cướp biển huyền thoại của vùng Caribe.

Anne Bony là kết quả của một mối tình trắc trở giữa William Cormac, một luật sư đã ly hôn và người hầu của bà vợ cũ. Gia đình này gây ra nhiều vụ tai tiếng đến nỗi họ phải di cư Ai – len. Họ sống tại Charlston, Nam Carolina và William lại bắt đầu nghề nghiệp cũ của mình.

Họ mua một đồn điền và bắt đầu cuộc sống mới tại vùng đất xa lạ này. Sau khi mẹ Anne qua đời vào những năm cuối của thời niên thiếu, cô phải chăm sóc toàn bộ công việc nhà. Anne là một đứa trẻ hoang dã, cô bé cưỡi ngựa và bắn súng rất khá, thậm chí còn giỏi hơn những đứa con trai cùng trang lứa.

Có rất nhiều câu chuyện khác nhau về những ngày niên thiếu của cô. Một số người cho rằng cô đã giết chết một người hầu gái bằng con dao của mình. Số khác tin rằng cô đã cho một tên dâm đãng vào bệnh viện sau khi hắn định cưỡng hiếp cô.

Khi Anne 16 tuổi, cô rơi vào lưới tình với James Bonny, người chỉ yêu cô vì gia sản nhà Anne. Cũng từng là cướp biển khét tiếng, James âm mưu cướp đất đai của bố vợ.

Cha Anne cố gắng phản đối mối quan hệ giữa hai người song cô là người ương ngạnh và kiên quyết không từ bỏ mục tiêu của mình. Anne và James quyết định làm đám cưới. Cha của Anne vô cùng thất vọng vì vậy ông đã đuổi cô ra khỏi nhà. Thậm chí, William còn giận dữ tuyên bố từ mặt vợ chồng Anne.

Và để trả thù cho chuyện này, Anne không ngần ngại thiêu rụi toàn bộ đồn điền của ông bố và cùng chồng bỏ trốn. James đưa vợ đến vùng đất New Providence, Bahamas, nay là Nassau - vốn là nơi ẩn náu của những tên cướp biển.

 Ở đây, James lộ mặt là một kẻ hèn nhát và phản bội. Để nuôi sống của mình, James phải làm việc rất vất vả và cuối cùng James trở thành “kẻ chỉ điểm” cho Chính phủ.

Anne dần xa rời James, gần gũi hơn với băng nhóm cướp biển khét tiếng. Cô nhanh chóng có quan hệ sâu nặng với một tên cướp biển tàn bạo Calico Jack Rackham. Với sự giúp đỡ của một người bạn là Piere, Anne đã rời bỏ chồng mình, cô chạy trốn cùng với Calico Jack Rackam.

 Cay cú vì bị vợ “cắm sừng”, James Bonny bắt cóc Anne, hạ nhục Anne trước mặt dân chúng và kết tội Anne chạy trốn hắn. Để cứu người đẹp, Calico Jack ngay lập tức đề nghị một vụ đổi chác. Hắn nhường cho James một phần trong tài sản đồ sộ của mình, đổi lại, James phải trả tự do cho Anne.

Mờ mắt trước sức mạnh đồng tiền, James li hôn Anne và từ đó, Anne gia nhập đoàn thủy thủ của Jack và cải trang thành nam giới, bắt đầu cuộc đời của một tên cướp biển.

Chiến đấu với gươm và súng lục, Anne chứng tỏ mình là một chiến binh dũng cảm và liều chết. Có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt về tính khí bạo lực của Anne. Anne đã trở thành tay kiếm mà ai cũng phải dè chừng khi bà thản nhiên chém đứt đôi ông thầy dạy kiếm của mình, Anne còn đánh te tua những kẻ “dại dột” tán tỉnh mình.

Trong khi đó, người tình của Anne, Calico Jack Rackam là một tên cướp biển thường xuyên tấn công các thuyền nhỏ. Hắn không phải là một tên cướp biển nổi tiếng nhưng được coi là một tay chơi có hạng.

Mối quan hệ giữa Anne và Calico không được công bố rộng rãi song tất cả mọi người trên thuyền đều biết rằng Anne là người phụ nữ của thuyền trưởng. Khi Rackam nhận ra rằng Anne đã mang thai, hắn mang cô đến Cuba để sinh con.

Có một số giai thoại về đứa con đầu tiên của Anne. Một số người nghĩ rằng Anne đã bỏ rơi đứa con của mình. Số khác lại tin chắc rằng Calico có một người bạn ở Cuba và người bạn này đã đồng ý nuôi dạy con của họ.

Thậm chí một số lại tin rằng con của Anne đã chết ngay từ khi mới sinh ra. Sau một vài tháng, Anne quay lại thuyền của Rackam nhưng hiện giờ trên thuyền đã có sự xuất hiện của Mary Read.

Sau khi gặp nhau, Mary và Anne nhanh chóng trở thành bạn của nhau. Một số thủy thủ cho rằng Anne và Mary thực ra là có mối quan hệ tình cảm không bình thường với nhau.

Và nhiều nhà sử học cũng đồng ý với ý kiến cho rằng có mối quan hệ đồng tính giữa hai người phụ nữ cướp biển khét tiếng này.

Trong thế giới của những chàng cướp biển, thật khó khăn cho Anne Bonny để trở thành người đứng đầu đám đông lộn xộn và nhận được sự tôn trọng của chúng. Nhưng Anne và Mary đã làm được.

Anne Bonny và Mary Read chắc chắn là những tên cướp biển nổi tiếng nhất không ở vị trí thuyền trưởng, cả 2 phục vụ dưới quyền chỉ huy của Calico Jack Rackham. Anne và Mary đều trở thành cái tên gây khiếp đảm cho những nơi mà mình đi qua bởi sự tàn bạo, hiếu chiến và sẵn sàng xả thân của mình.

Tuy nhiên, khi sự nghiệp cướp biển đang trên đà phát triển thì vào tháng 11 năm 1720, thiếu tá Barnet, quân đội Anh đã tấn công con thuyền của Rackam. Hầu hết quân của Rackam lúc đó đang say rượu bởi chúng vừa tấn công một chiếc thuyền buôn của Tây Ban Nha và đang tưng bừng kỷ niệm lễ chiến thắng.

Mary và Anne đã chống cự hung hăng hơn rất nhiều so với những tên cướp biển đàn ông khi con tàu của Rackham bị bắt nhưng cuộc chiến đã nhanh chóng kết thúc với  phần thua về tàu cướp biển của Mary và Anne.

Khi được đưa ra xét xử ở phiên tòa năm 1720 ở Jamaica, cả Mary và Anne đều gây chú ý vì giới tính của mình rất khác thường với nghề cướp biển.

Tại phiên tòa, Mary và Anne (khi đó vẫn trong trang phục đàn ông) nói với chủ tọa phiên tòa rằng họ đang có bầu. Phiên tòa ầm lên những tiếng xì xào bàn cãi. Luật pháp Anh không cho phép treo cổ một người phụ nữ đang mang thai cho đến khi họ sinh.

Và quả thật là họ còn 6 tháng mang thai nữa. Nhờ đứa con đang mang trong bụng và tiền đút lót của gia đình vào tay tòa án, Mary thoát khỏi cái chết đau đớn trên giàn treo cổ. Những tên cướp biển khác bị đưa vào nhà tù ở Spanishtown, Jamaica và bị kết án xử tử treo cổ.

 Sau đó, Mary qua đời trong một nhà tù ở Jamaica vì bị bệnh. Còn số phận của Anne Bonny thì có nhiều truyền thuyết hơn.

Theo một số nguồn tin thì cha của Anne đã trả tiền để cứu Anne ra khỏi cuộc sống tù tội và đưa cô trở lại Charles Town. Sau đó, Anne sinh con và năm 1721, cô kết hôn lần nữa với Joseph Burleigh. Họ có 8 người con và Anne qua đời ngày 25/4/1782 tại Nam Carolina. 

Những nữ cướp biển khác

Ngoài cặp bài trùng cướp biển lừng danh Mary và Anne, trong lịch sử cướp biển thế giới vẫn còn ghi nhận những trường hợp nữ cướp biển khác. Một trong số đó có thể kể đến nữ hoàng Alwilda của vương quốc Đan Mạch. Không nhiều người biết, nữ hoàng Alwilda đáng kính đã từng là nữ cướp biển khét tiếng một thời. Alwildalà con gái của một vị vua xứ Scandinanvi.

Bà được cha sắp xếp cho một cuộc hôn nhân với hoàng tử Đan Mạch tên là Alf. Với cá tính mạnh mẽ của mình, Alwildakhông muốn chấp nhận cuộc hôn nhân này và Alwida bỏ nhà ra đi, bắt đầu một cuộc sống mới đầy thú vị. Alwildacùng một số người bạn gái cải trang thành nam giới và lên đường chu du mặt biển trên một con tàu ở vùng biển Baltique.

Ở đó họ chạm trán với một tàu cướp biển đang khuyết vị trí thuyền trưởng. Tạo được ấn tượng mạnh với những người bạn mới, Alwida được đề cử vào vị trí này. Trong vai trò chỉ huy, Alwida thành công trong hầu hết các phi vụ làm ăn, không phụ lòng tin tưởng của những tên cướp biển khác.

Thời gian Alwildatrở thành thủ lĩnh cướp biển, số lượng tàu bè và quân số của đoàn cướp biển tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó là uy danh của Alwildacũng được củng cố. Song song với đội quân được nhân hai, Alwilda trở thành mối đe dọa đối với tàu bè qua vùng biển đó và khiến vua Đan Mạch “ăn không ngon, ngủ không yên”.

Ông sai con trai mình là hoàng tử Alf dẫn những binh lính tinh nhuệ nhất đi dẹp yên đội cướp biển tàn ác này. Alf nhanh chóng dẹp tan đội hải tặc. Nhận ra người xưa đã từng suýt là vị hôn phu của mình, lại cảm phục trước tài trí của vị hoàng tử, Alwilda quyết định chấm dứt cuộc đời cướp biển và nhận lời cưới hoàng tử Alf, trở thành nữ hoàng Đan Mạch.

 Cho đến nay, người ta vẫn không rõ câu chuyện về nữ hoàng cướp biển Alwilda là có thật không. Có nhiều điều nghi ngờ xung quanh sự tồn tại thực sự của Alwida, thậm chí có người còn cho rằng câu chuyện về nữ hải tặc này chỉ là chuyện thần thoại.

 Tuy nhiên, dù có hay không nữ hoàng cướp biển Alwilda thì qua câu chuyện này cũng đều khẳng định được vị thế của những người phụ nữ trong mọi công việc, bao gồm cả cướp biển.

Một trong những nữ cướp biển cần phải được nhắc đến khi nói về những nữ tướng cướp biển lừng danh chính là Grace O’Malley.


Grace O’Malley được người ta nhắc đến như “nữ hoàng cướp biển”. Grace O’Malley sinh năm 1530, là con của tộc trưởng dòng họ O’Malley. Cha của Grace, ông Owen O’Malley - người có biệt danh “cây sồi đen”.

Ông Owen là một người đi biển kinh nghiệm và quả cảm. Với tính cách mạnh mẽ như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Grace O'Malley - cô con gái của “cây sồi đen” - thừa hưởng những gì hoang dại nhất, dữ dội nhất của cha. Grace sinh ra trên đảo Clare thuộc vịnh Clew nhưng phần lớn tuổi thơ cô bé sống ở lâu đài Belclare.

Khi nhìn con gái, ông Owen biết rằng cô bé là một người đặc biệt. Khi còn nhỏ, Grace thường ngồi chăm chú và nghe say sưa lời cha kể về những cuộc phiêu lưu trên biển cả cũng như những bến cảng, thành phố mà ông từng ghé qua.

 Cô thường xuống vịnh và lên tàu ra nước ngoài cùng cha. Grace thích đứng trên cầu tàu, để mặc cho gió biển đùa nghịch mái tóc dài dày dặn. Cô thường giả vờ mình là một thuyền trưởng, hô vang mệnh lệnh với thủy thủ khi con tàu chồm lên những con sóng cuồn cuộn. Có lẽ cũng chính bởi đó, cuộc đời cướp biển của bà bắt đầu rất sớm.

Grace O’Malley rất thích ra khơi trên những con tàu nhưng vì là con gái nên không phải lúc nào cha của Grace O’Malley cũng đồng ý.

 Hậm hực vì không được bố cho đi cùng trong một chuyến ra khơi, Grace cắt xoẹt mái tóc dài, mặc quần áo đàn ông để chứng minh cho bố thấy mình có thể là một thủy thủ cừ khôi. Bà được đặt ngay cho tên mới “Granuaile” - nghĩa là “hói đầu”.

 Khi đã thuyết phục được bố và trở thành thủy thủ, bà ngay lập tức thể hiện tài năng của mình khi dũng cảm cứu bố thoát khỏi vòng vây của quân địch. Từ đó, bà được tin tưởng và cảm phục rất mực vì tài trí và sự dũng cảm hiếm có của một người phụ nữ.

Vào năm 16 tuổi, khi còn là một thiếu nữ, Grace O’Malley đã kết hôn và có ba đứa con: hai con trai Owen và Murrough cùng cô con gái Margaret.

Nguyên nhân là để giữ tục lệ của thời đó, ông Owen O'Malley đã sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa cô con gái độc nhất của mình và con trai một tù trưởng bộ tộc láng giềng. Cuộc hôn nhân này mang động cơ chính trị, nhằm tăng cường liên minh quyền lực giữa ông Owen và tù trưởng thông gia. Cuộc hôn nhân này không hề hạnh phúc với Grace.

 Donal là một gã vô trách nhiệm và liều lĩnh, tính khí nóng nảy. Donal rất hiếu chiến và thất bại khi định chiếm đất của bộ tộc Joyce. Bị chọc tức, bộ tộc Joyce tìm cách trả thù Donal và tấn công vào lâu đài Cork của Donal. Dù bị tấn công liên tục nhưng Donal vẫn giữ được lâu đài. Tuy nhiên, bộ tộc Joyce vẫn ngấm ngầm ôm mối hận.

Một thời gian sau, Donal đã bị ám sát bí ẩn trong một chuyến đi săn. Grace trở thành góa phụ với 3 đứa con nhỏ. Đến năm 1566, Grace O’Malley kết hôn lần hai và chuyển đến Country Mayo, nơi bà thu phục những thị tộc khác và tấn công thuyền của các thương gia xấu số vô tình đi qua. Khi người Anh xuất hiện, bà tập trung vào việc chống trả người Anh và tiếp tục hoạt động cướp biển.

Sau một cuộc đột kích bất ngờ ở Limerick vào năm 1577, bà cùng người chồng thứ hai bị bắt và kết án tù 18 tháng. Bà lần nữa trở thành góa phụ khi người chồng thứ hai chết tại nhà tù.

 Theo quy định của luật pháp Ireland, Grace không được thừa kế bất kì tài sản nào của ông chồng quá cố. Gạt qua nỗi đau, bà một mình chèo chống “sự nghiệp” bằng việc thu “phí sử dụng mặt nước” đối với tàu bè qua lại khu vực của bà.

Điều này gặp phải sự phản đối của thị trưởng Richard Bingham, người đã từng có thù oán với Grace O’Malley trước đó. Bingham hạ lệnh giết con trai của Grace. Đau khổ, giận dữ, bà đến gặp Nữ hoàng Elizabeth xin thỉnh cầu.

 Bà cầu xin nữ hoàng ra lệnh trả tự do cho hạm đội tàu của bà. Để đổi lại, bà đồng ý đem quân chiến đấu chống lại kẻ thù của nữ hoàng. Nữ hoàng Elizabeth đồng ý điều này và Grace O’Malley đã trở thành trợ thủ đắc lực của nữ hoàng. Grace đã kết thúc “sự nghiệp” cướp biển của mình một cách mãn nguyện vào năm 65 tuổi.
Hùng Hoàng

Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới

 Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới 

 

Chuyện Cấm Cười - Theo Trí Thức Trẻ

 

Không hẳn là sắc đẹp mà chính tài năng, tham vọng đã đưa những phụ nữ này lên đỉnh cao quyền lực, khả năng chi phối không chỉ đất nước mà còn có tầm ảnh hưởng đến thế giới.

 

1. Eleanor (1122? – 1204)
 
 

Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới

Eleanor sinh ra trong một gia đình quyền quý, cha là William X - công tước xứ Aquitaine, mẹ là Aenor de Châtellerault. Sau khi cha qua đời, bà chính thức kế vị và thừa hưởng tài sản của cả gia đình khi mới 15 tuổi với tước hiệu Nữ công tước xứ Aquitaine và Bá tước của Poitiers.

Năm 1137, bà thành hoàng hậu Pháp khi kết hôn với vua Louis VII. Bằng tài năng của mình, bà đã biến Aquitaine thành một trong những thành phố tri thức và văn hóa lớn nhất Tây Âu thời Trung cổ. Eleanor cũng là nhân vật chủ chốt phát triển hiệp định thương mại giữa Tây Âu, Constantinople và Thánh Địa.

Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới
Sau khi chấm dứt cuộc hôn nhân với Louis, đến năm 1154, bà lại bước lên cương vị hoàng hậu của Henry II, Anh Quốc. Eleanor cùng 3 người con trai của mình bị giam suốt 16 năm để con trai khác của bà, Richard, nổi dậy chống lại chồng bà.

Sau khi cuộc nổi dậy thành công, con trai ngay lập tức thả mẹ mình. Người phụ nữ nay đã thành góa phụ nhưng sở hữu tài sản khổng lồ với quyền nhiếp chính khi con trai tiến hành cuộc thập tự chinh thứ 3. Tính ra, Eleanor của Aquitaine đã sống thọ hơn tất cả các con của mình, trừ vua John và Eleanor, nữ hoàng của Castile.

2. Hatshepsut (1508? -1458 BC)


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới

Hatshepsut là con gái lớn của vua Thutmose I và Hoàng hậu Ahmose của Pharaon Thutmosis I, cũng là vợ và em gái của Pharaon Thutmosis II thuộc Vương triều thứ 18.

Hatshepsut được đánh giá là một trong những nữ vương quyền lực nhất trong thế giới cổ đại. Bà trị vì lâu hơn bất cứ vị nữ Pharaon nào trong lịch sử. Bà đã tái lập các quan hệ thương mại đã mất trong thời gian chiếm đóng nước ngoài và mang lại sự thịnh vượng lớn cho Ai Cập.


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới
Bên cạnh đó, Hatshepsut cũng tiến hành các dự án xây dựng mang lại tầm vóc và tiêu chuẩn mới cho kiến trúc Ai Cập cổ đại, so với kiến trúc cổ đại, và sẽ không bị một nền văn hoá khác vượt quá cho tới một ngàn năm sau.

Không những thế, dù nhiều nhà Ai Cập học đã cho rằng chính sách đối ngoại của bà chủ yếu là hoà bình, có bằng chứng cho thấy Hatshepsut đã chỉ huy những chiến dịch quân sự thành công tại Nubia, miền Cận Đông, và Syria trong những năm đầu cầm quyền.

3. Maria Theresa (1717 - 1780)


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới

Maria Theresa Walburga Amaliae Christina là nữ hoàng của Đế quốc La Mã Thần thánh, nữ hoàng của Hungary và công chúa nước Áo.

Bà có tài năng đến nỗi Thánh chế La Mã Charles VI, đã thay đổi một số đạo luật để một phụ nữ như bà có quyền kế vị chứ không phải các anh em trai của bà sau khi ông qua đời.

Kinh tế, văn hóa của Đế quốc Áo phát triển mạnh dưới sự cai trị của nữ hoàng Maria Theresia. Ngoài việc đẩy mạnh giáo dục và chính trị tự do, bà còn bãi bỏ việc thiêu chết phù thủy, việc tra tấn và thiết lập nền giáo dục bắt buộc.

Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới
Bên cạnh đó, Maria Theresia còn tổ chức lại quân đội, cải thiện sức mạnh quân sự của nước Áo lên 200 phần trăm. Bà sở hữu vốn kiến thức sâu rộng về quân sự và chiến lược, thậm chí còn là một vị lãnh tụ quân sự sáng tạo hơn cả vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế nước Phổ.

Đây cũng là người làm cách mạng trong ngoại giao khi năm 1756, liên minh với kẻ thù cũ là Pháp, để chống lại Phổ - Anh. Sau khi nhường ngôi cho chồng là Franz I (đế quốc La Mã Thần thánh) thì thực quyền cai quản đất nước vẫn nằm trong tay bà.

Maria Theresia được công nhận là một trong những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất của vương triều Habsburg trong thế kỉ 18.

4. Võ Tắc Thiên (625 AD - 705 AD)

Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới

Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình - nhà Võ Chu, và cai trị dưới danh hiệu Thánh Thần Hoàng Đế từ 690 - 705.


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới
Sinh ra trong một gia đình giàu có và cao quý, ăn học đến nơi đến chốn. Trải qua rất nhiều thân phận, chức danh khác nhau trong cung, người phụ nữ này chưa bao giờ thôi khao khát quyền lực.

Tham vọng mãnh liệt khiến bà tìm mọi cách để lên đến ngôi vị cao nhất, dù phải đánh đổi nhiều thứ, trong đó có cả tính mạng của con đẻ mình. Công tội của Võ Tắc Thiên đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi.


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới
Bà là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Phật giáo ở Trung Quốc, biến nó thành tôn giáo chính thức, thay thế Đạo giáo. Ngoài ra, các chính sách giảm thuế, tăng sản xuất nông nghiệp cũng được thực thi trong thời gian họ Võ trị vì.

Thêm nữa, bà minh sát, quyết đoán, có tài trị nước, biết dùng người hiền tài, làm đất nước nhìn chung là thanh bình, dân chúng yên ổn làm ăn dù trong cung có nhiều thị phi.

5. Elizabeth I  (1533 - 1603)


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới
Elizabeth là con duy nhất của Vua Henry VIII và Anne Boleyn, Nữ hầu tước xứ Prembroke. Mới lên 3, Elizabeth bị tuyên bố là con bất hợp pháp và mất tước hiệu công chúa, cũng không được hưởng tài sản của người mẹ.

Vượt lên trên tất cả, Elizabeth là người đa tài, kiên định và cực kỳ thông minh, ham thích học hỏi vì khao khát hiểu biết. Giống song thân, bà là một người lãng mạn và quyến rũ.


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới

Qua nhiều biến đổi chính trị lúc bấy giờ, Elizabeth lên ngai lúc 25 tuổi. Suốt trong lễ đăng quang năm 1559, Elizabeth được dân chúng chào đón tung hô, họ diễn kịch và đọc thơ tán tụng nhan sắc và trí tuệ của nữ hoàng. Triều đại của bà đã đã cống hiến một giai đoạn ổn định rất quý báu cho nước Anh và là nhân tố chủ chốt giúp hình thành ý thức dân tộc cho người dân Anh.


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới

Trong thi ca cũng như trong hội họa, nữ hoàng được miêu tả như là một nữ thần, không phải một phụ nữ bình thường. Chính vì thế, bà được biết đến với những danh hiệu khác như Nữ hoàng Đồng trinh, Gloriana, hoặc Good Queen Bess.

6. Victoria (1819 - 1901)

Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới

Alexandrina Victoria, là nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ailen từ năm 1837 và là Nữ hoàng Ấn Độ đầu tiên của Đế chế Anh từ năm 1876 cho tới khi bà qua đời.

Sự cai trị của bà với tư cách nữ hoàng kéo dài hơn sự trị vì của bất cứ vị quân chủ Anh  nào trước đó. Victoria cai trị trên 400 - 458 triệu người trong suốt triều đại của mình.


Những bà hoàng lừng danh nhất thế giới
Giai đoạn với tâm điểm là thời kì trị vì của bà được biết đến với tên gọi "Thời đại Victoria", một thời kì với những tiến bộ công nghiệp, chính trị và quân sự tại Vương quốc Anh.

Thậm chí, mãi đến sau này, "thời đại Victoria" còn ảnh hưởng đến thái độ bảo thủ tôn giáo, xã hội, thời trang, chính trị ở đất nước bà cũng như tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác.


Những người đàn bà dâm loạn nổi tiếng nhất Trung Quốc











Chuyện Cấm Cười - Theo Đất Việt


Dù là thân phận đàn bà bị ràng buộc bởi đủ thứ lễ giáo hà khắc, thời Xuân thu, Chiến quốc ở Trung Hoa vẫn có rất nhiều đàn bà ngoại tình một cách ngang ngược,

<>Ham dục lạc, làm tan hoang nhà chồng

Vợ của Chu Tương vương là nàng Thúc Ngỗi, nhan sắc tuyệt luân. Một lần theo vua đi săn, thấy trong đám cùng đi có vương tử Đái, em của Tương vương, là người đẹp trai, Ngỗi hậu mê ngay, bèn xin vua cho mình được cưỡi ngựa đi săn, điều chưa một ai trong hậu cung từng nghĩ tới. Quá yêu vợ, Tương vương đồng ý, bèn tìm một người đi cùng để hộ vệ.  Vương tử Đái, vốn cũng đã có ý đồ đen tối với hoàng hậu, xin đi ngay.

Sóng ngựa trên núi, chị dâu em chồng buông lời tán tỉnh, lập tức đã đồng lòng. Ngỗi hậu dặn: “Sáng mai chàng nên vào cung giả cách vấn an thái hậu, thiếp sẽ nói chuyện”.  Hôm sau, vương tử Đái vào thăm mẹ thì thấy bà chị dâu xinh đẹp đã ngồi đó. Nói chuyện với thái hậu vài câu, họ đã nháy nhau ra một căn phòng khác truy hoan. Chuyện này diễn ra ngày một trắng trợn nhưng bọn cung nữ được ăn của đút, không ai dám hé môi. Còn thái hậu vì quá yêu đứa con thứ nên cũng mặc kệ.

Một lần khi ngồi chơi với Ngỗi hậu, vương tử Đái nổi cơn dâm đãng chòng ghẹo một cung nữ. Bị cự tuyệt, chàng ta nổi nóng rút gươm chém, khiến cô gái bỏ chạy đến cung vua cầu cứu. Chuyện vỡ lở, hoàng hậu bị tống giam. Thế nhưng cái số đào hoa của nàng vẫn chưa hết. Vương tử Đái sau khi bỏ trốn đã mượn quân ở ngoài về  đánh đuổi Chu Tương vương để cướp cả ngôi báu lẫn người đẹp. Điều oái oăm là vào lúc đó, thái hậu ốm rất nặng, thấy con trai thứ trở về thì mừng quá, cười sặc lên mà chết. Thế nhưng vương tử Đái chẳng kịp ngó đến mẹ, vội vàng đưa Ngỗi hậu ra khỏi nơi giam giữ để thông dâm với nàng. Tuy nhiên, đôi gian phu dâm phụ này không hưởng dục lạc được bao lâu. Khi quân chư hầu phò vua nhà Chu quay trở lại, cả hai đều mất mạng. Hoàng hậu xinh đẹp phải nhận cái chết nhục nhã: quân lính bốn bên đều giương cung bắn nàng cùng một lúc.

ADVERTISEMENT
Bà thông dâm với cháu
Vua Chiêu công nước Tống có bà nội là Vương Cơ, tuy tuổi đã già nhưng vẫn vô cùng dâm đãng, không bao giờ thiếu được chuyện xuân tình. Trong đám em của nhà vua có một người là công tử Bão, mặt đẹp như con gái. Vương Cơ yêu lắm, chẳng kể chuyện chàng trai này là cháu gọi mình bằng bà, tìm cách dan díu bằng được.  Bà ta gọi công tử Bão vào cho uống rượu thật say, rồi ép chuyện mây mưa. Công tử Bão phải hết sức chống cự mới thoát được.

Tuy không thỏa lòng nhưng kể từ đó, Vương Cơ có ý muốn phế bỏ Tống Chiêu công để lập công tử Bão. Bà xúi giục những kẻ chống đối giết sủng thần của Chiêu công, lại cho công tử Bão thật nhiều tiền để mua chuộc lòng người. Thế là từ chỗ chạy trốn sự theo đuổi của bà nội, anh cháu đẹp trai đã thuận theo khi thấy danh vọng le lói trước mắt.

Khi thấy mọi người đã ngả theo công tử Bão, đôi tình nhân bà cháu lập mưu lừa lúc nhà vua đi săn thì đóng cửa thành lại, rồi sai người đi giết. Tống Chiêu công chết, Vương Cơ với quyền lực của một quốc mẫu, truyền lệnh lập công tử Bão lên nối ngôi. Thế là công tử Bão đã có được ngôi báu nhờ thói dâm loạn của bà mình. 


Bị con trai mưu sát vì dâm đãng

Nàng Nam Tử, vợ của vua Linh Công nước Vệ, nổi tiếng là một dâm phụ không chỉ vì lối sống phóng túng quá mức của mình mà còn vì liên quan đến một nhân vật được kính trọng nhất: Khổng Tử. Khi Khổng Tử ở nước Vệ, nàng đã lấy tư cách là vợ vua để đòi Khổng Tử đến hầu, tìm cách quyến rũ, gây phiền toái không ít cho vị thánh nhân.

Hồi chưa lấy Vệ Linh Công, nàng Nam Tử đã tư thông với một chàng đẹp trai là công tử Triều, gắn bó như vợ chồng. Sau này xuất giá, chồng nàng cũng biết chuyện ấy, nhưng một là sợ vợ, hai là có xu hướng thích đàn ông nên nhà vua không “hoạnh họe” gì. Nàng Nam Tử vẫn được vua yêu chiều, quyền lực rất lớn. Thậm chí để làm vừa lòng vợ, nhà vua còn làm một việc mà không ông chồng nào dám nghĩ đến: sai người gọi công tử Triều đến cho nàng.  


Chuyện dan díu của nàng Nam Tử “lẫy lừng” đến nỗi con trai nàng là công tử Khoái Quý không chịu nổi nhục, bèn sai gia thần đi ám sát mẹ để rửa tiếng xấu. Chẳng may Nam Tử biết được, mách với chồng. Thế là Vệ Linh công đuổi luôn con trai đi.

Người ta cho rằng sở dĩ Vệ Linh Công dung túng cho chuyện dan díu của vợ vì bản thân ông ta cũng muốn “gần gũi” công tử Triều. Sau này vì lối sống vô hạnh, trác táng, Linh Công bị lật đổ, Nam Tử và công tử Triều cùng nhau chạy trốn. Ấy thế mà khi lấy lại được ngôi vị, ông ta vẫn lấy cớ mẫu hậu nhớ nàng dâu để gọi cả Nam Tử và công tử Triều về. Bị cắm sừng mà vẫn hành xử “thoáng” như Vệ Linh Công thì đúng là độc nhất vô nhị.

(Theo Đất Việt)
Nguồn : VnMedia

hoàng đế dâm loạn nhất lịch sử Trung Hoa

 


Chuyện Cấm Cười - Theo Phong Nguyệt/Tin Mới



Câu chuyện Tùy Dạng Đế Dương Quảng giết cha, soán ngôi rồi cưỡng đoạt cả mẹ kế hoàn toàn là chuyện bịa đặt. Tuy nhiên, suốt hàng ngàn năm qua, câu chuyện dân gian này đã biến Tùy Dạng Đế trở thành một ác ma, một bạo chúa tàn bạo vô luân.


Lâu nay, mỗi khi nhắc tới Tùy Dạng Đế là người ta nghĩ ngay tới một tên bạo chúa khát máu và tàn bạo. Vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Tùy này là người duy nhất trong lịch sử có một “bảng thành tích” khó ai có thể bì kịp: Soán ngôi Thái tử của anh, giết cha, cướp ngai vàng rồi cưỡng đoạt luôn cả ái thiếp của cha mình. Tuy nhiên, những tư liệu mới nhất lại chứng minh rằng, vị Hoàng đế nhà Tùy bị oan…

Năm Nhân Thọ thứ 4, tức năm 604, là năm quan trọng nhất trong cuộc đời Dương Quảng. Ngày 13 tháng 7 âm lịch năm đó, Tùy Văn Đế Dương Kiên, cha của Dương Quảng, qua đời ở đại điện của Nhân Thọ cung ở tuổi 64. Quyền lực cao nhất của đế quốc Đại Tùy cuối cùng cũng lọt vào tay của Dương Quảng như sở nguyện. Năm đó, Dương Quảng 36 tuổi. Mười mấy năm khắc khổ “tu hành” của Dương Quảng cuối cùng cũng nhận được sự báo đáp huy hoàng và vinh quang nhất: được ngồi lên ngai vàng Hoàng đế.

ADVERTISEMENT

Tuy nhiên, cái chết của Tùy Văn Đế lại làm dấy lên một làn sóng những dị nghị. Người ta nhắc tới cái chết của Dương Kiên với đầy những tình tiết bí ẩn, tất cả đều nhắm tới một mục đích khẳng định rằng: Tùy Văn Đế hoàn toàn không phải chết vì già yếu mà là chết vì một âm mưu chính trị. Hoặc có thể nói là, vị Hoàng đế triều Tùy đã chết vì một cuộc chính biến trong cung đình mà ít người biết tới. Và điều này mới là quan trọng: Thái tử Dương Quảng nay là Tùy Dạng Đế chính là kẻ chủ mưu trong vụ chính biến ấy.

Vì sao Dương Quảng lại giết chết người cha già yếu của mình để lên ngôi báu khi sớm hay muộn ngôi báu ấy cũng thuộc về ông ta? Người ta đã nghĩ ra đủ mọi lý do để lý giải cho tính hợp lý của câu chuyện giết cha tàn bạo của Dương Quảng. Trong đó, câu chuyện ly kỳ và giàu màu sắc nhất, cũng được người ta tin là “thuyết phục nhất” chính là Dương Quảng đã quyết tâm giết cha để soán ngôi vì một người phụ nữ.

Chuyện kể rằng, sau khi Độc Cô Hoàng hậu, người vợ đầy uy quyền của Tùy Văn Đế, qua đời, vị Hoàng đế nhà Tùy bắt đầu sủng hạnh một phi tần họ Trần. Vị Quý nhân họ Trần này vốn là con gái của Trần Tuyên Đế, sau khi nhà Trần bị nhà Tùy tiêu diệt thì bị nạp vào hậu cung của Tùy Văn Đế. Mặc dù Trần thị xinh đẹp và cực kỳ thông minh, rất được Dương Kiên yêu thích, tuy nhiên, trong suốt thời gian Độc Cô Hoàng hậu còn sống, Dương Kiên vì sợ vợ mà không dám dây dưa với bất cứ phi tần nào khác. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi Độc Cô Hoàng hậu qua đời.

Từ một phi tần bình thường, Trần thị được tấn phong làm Quý nhân, được giao quản lý mọi công việc của lục cung và ngày ngày được ở sát bên Dương Kiên.

Khi bệnh của Dương Kiên bắt đầu nặng, Thượng thư Tả bốc xạ Dương Tố, Binh bộ Thượng thư Liễu Thuật và Hoàng môn Thị lang Nguyên Nham,… lập tức được lệnh vào cung Nhân Thọ thành lập một nội các “lâm thời” trong thời gian Dương Kiên không thể ngự triều. Cùng lúc đó, Thái tử Dương Quảng cũng nhận được lệnh vào điện Đại Bảo để có thể ngày đêm phục vụ Hoàng đế. Trong mắt của Dương Quảng, Dương Kiên sẽ không sống được bao lâu nữa, vì vậy vị Thái tử lắm mưu mẹo này quyết định chuẩn bị trước cho những tình huống xấu nhất.

Dương Quảng viết một bức thư gửi cho Thượng thư Tả bốc xạ Dương Tố hỏi về tình hình các quan và triều đình, đồng thời lệnh cho ông ta phải có sự bố trí thích hợp để phòng trường hợp khi Hoàng đế qua đời thì triều đình xảy ra động loạn. Dương Tố, theo yêu cầu của Dương Quảng, viết trả lời một bức mật thư.

Tuy nhiên, người đưa thư trong cung không biết nhầm lẫn thế nào lại mang bức mật thư gửi đến chỗ Hoàng đế Dương Kiên. Dương Kiên đọc nội dung bức thư, lập tức nổi giận đùng đùng. Hoàng đế thì còn nằm bệnh trên giường, chưa biết sống chết ra sao mà Thái tử và Tể tướng đã ngấm ngầm sắp đặt mọi chuyện. Đây chẳng phải là một cuộc mưu phản thì là gì?

Trong khi Dương Kiên đang chưa biết trút sự giận dữ vào đâu thì Trần Quý nhân, người thiếp được Dương Kiên sủng ái nhất, bước vào với khuôn mặt đầy vẻ hoang mang, rối loạn.

Dương Kiên hỏi có chuyện gì thì Trần thị bật khóc nói: “Thái tử vô lễ!”. Đang lúc giận dữ vì chuyện của Dương Quảng giờ lại nghe Trần thị nhắc tới hai chữ Thái tử, Dương Kiên trừng mắt, vặn hỏi Trần Quý nhân đã xảy ra việc gì. Trần thị lúc này mới vừa nấc vừa kể rằng sáng sớm hôm ấy bất ngờ gặp Dương Quảng trên đường đi, Dương Quảng không phân biệt trên dưới đã trêu ghẹo, đòi làm trò bại hoại nhân luân với mình.

Trần thị đã phải tìm mọi cách chống cự mới chạy thoát khỏi tay Dương Quảng để chạy tới đây. Dương Kiên nghe Trần thị nói mà cứ như sấm nổ bên tai. Vị Hoàng đế nhà Tùy không thể ngờ rằng đứa con trai nổi tiếng hiền lành, khiêm nhường lại có thể là một tên súc sinh đội lốt người như vậy. Dương Kiên nằm ở trên giường bệnh nhưng vẫn dùng hết sức đập tay xuống giường, chửi: “Một tên súc sinh như vậy thì làm sao có thể giao phó chuyện quốc gia đại sự được? Độc Cô thị đã làm hại ta, Độc Cô thị đã làm hại ta!...”.

Sau khi đã rút ra “bài học xương máu” nói trên, Dương Kiên cho gọi Liễu Thuật và Nguyên Nham vào nói: “Truyền gọi con ta!”. Liễu Thuật và mọi người đứng hầu đang định quay ra gọi Thái tử Dương Quảng vào hầu Hoàng đế thì Dương Kiên nói thêm một câu: “Truyền gọi Dương Dũng!”. Liễu Thuật và Nguyên Nham nhìn nhau như chợt hiểu ra điều gì, vội vàng soạn thảo chiếu thư lệnh cho Hoàng tử Dương Dũng vào chầu. Dương Tố nghe xong chuyện này vội vàng báo với Dương Quảng.

Dương Quảng vội giả mạo chỉ dụ của Hoàng đế ra lệnh bắt Liễu Thuật và Nguyên Nham tống vào ngục tối, sau đó điều động toàn bộ binh lính ở Đông Cung của mình xông vào khống chế cung Nhân Thọ, nơi ở của Dương Kiên. Tiếp đó, Dương Quảng hạ lệnh cho thuộc hạ xông vào tịch cung của Hoàng đế, đuổi toàn bộ cung nữ đang hầu hạ Dương Kiên ra ngoài nhốt ở một cung điện khác. Ngày hôm đó cũng là ngày tin tức Tùy Văn Đế Dương Kiên đã băng hà được truyền ra từ cung Nhân Thọ.

Do một loạt hành động “không bình thường” của Thái tử Dương Quảng trước khi Hoàng đế qua đời, thành ra cái chết của Tùy Văn Đế Dương Kiên trở thành đề tài dị nghị của tất cả mọi người trong và ngoài cung cấm. Trần Quý nhân và các phi tần bị nhốt ở một cung điện khác, khi nghe tin Tùy Văn Đế đã chết, thì lo lắng không yên. Họ tin rằng việc họ bị đuổi khỏi tịch cung của Hoàng đế rồi tiếp đó là cái chết đột ngột của Tùy Văn Đế là những điềm báo rằng những ngày tháng tiếp theo của họ sẽ chẳng lấy gì làm tốt đẹp.

Buổi trưa ngày hôm đó, sứ giả của Thái tử Dương Quảng mang một chiếc hộp vàng tới gặp Trần thị, nói rằng Thái tử muốn tặng chiếc hộp này cho Quý nhân. Trên chiếc hộp là một mảnh giấy có ghi những dòng chữ do chính tay Thái tử Dương Quảng viết. Mới nhìn, Trần thị đã tin rằng bên trong chiếc hộp này chính là thuốc độc nên vô cùng sợ hãi, không muốn mở ra. Mãi tới khi vị sứ giả thúc giục, Trần thị mới vừa run rẩy, vừa mở nắp chiếc hộp.

Tuy nhiên, khác hoàn toàn với dự đoán của Trần thị, bên trong hộp vàng không phải là thuốc độc mà lại là những chiếc “đồng tâm kết” được tết bằng gấm rất tinh xảo. Những cung nữ đang ở cạnh Trần thị lúc này vừa kinh ngạc, vừa vui mừng nói với nhau: “Như vậy là thoát nạn, có thể miễn được cái chết rồi”. Tuy nhiên, Trần thị thì ngược lại, không hề vui vẻ gì, quay lưng lại định bỏ đi mà không đáp tạ món quà của thái Tử. Các cung nữ níu giữ, nài nỉ mãi, cuối cùng Trần thị mới miễn cưỡng bái một bái lấy lệ.

Buổi tối hôm đó, Thái tử Dương Quảng mang theo bộ mặt đắc ý tìm tới phòng của Trần Quý nhân… Kết quả là, Dương Quảng đã cưỡng đoạt ái thiếp của người cha vừa mới mất của mình. Nhiều người tin rằng, chính Trần Quý nhân là động lực khiến Dương Quảng quyết định làm cái việc “giết cha” đầy phản nghịch kia. Câu chuyện nói trên được ghi chép rất nhiều trong các sách sử cũng như lưu truyền rất rộng trong dân gian. Chính vì vậy, ngày nay, hễ nhắc tới Tùy Dạng Đế Dương Quảng là người ta nhắc tới một bạo chúa sau khi giết cha, cướp ngôi còn cưỡng đoạt cả mẹ kế, một tên tiểu nhân không bằng loài cầm thú.



Trần Thi trên phim



Trên thực tế, nếu đọc kỹ lại sử sách có thể thấy, câu chuyện nói trên hoàn toàn là do trí tưởng tượng phong phú trong dân gian sáng tạo nên. Nếu như lược bỏ những tình tiết đầy ám thị trong câu chuyện trên thì những sự kiện chính về cái chết của Tùy Văn Đế Dương Kiên được sách “Tùy thư” ghi chép như sau:

- Ngày 27 tháng Giêng, Dương Kiên về tới cung Nhân Thọ.
- Ngày 28 tháng Giêng, Dương Kiên hạ chiếu giao toàn bộ việc tài chính, thưởng phạt và những việc nhỏ cho Thái tử Dương Quảng toàn quyền xử lý.
- Tháng 4, Dương Kiên bắt đầu cảm thấy cơ thể yếu hơn.
- Tháng 6, triều đình tuyên bố đại xá thiên hạ.
- Ngày 10 tháng 7, bệnh của Dương Kiên ngày càng nặng, vội vàng cho gọi văn võ bá quan. Trong giây phút hấp hối, Dương Kiên cố hết sức nắm tay các cận thần của mình nói lời từ biệt. Cảnh tượng lúc bấy giờ vô cùng thương tâm, nhiều đại thần đã khóc.
- Ngày 13 tháng 7, Dương Kiên băng hà.

Nếu theo ghi chép này của “Tùy thư”, có thể khẳng định rằng Tùy Văn Đế Dương Kiên đã chết một cách hoàn toàn tự nhiên và trong tâm trạng mãn nguyện. Đối với việc giao phó chuyện quốc gia đại sự lại cho Thái tử Dương Kiên, vị Hoàng đế già không hề cảm thấy ân hận, ngược lại hoàn toàn yên tâm phó thác. Thậm chí, người ta có thể tưởng tượng ra cảnh tượng khi Dương Kiên lâm chung, nắm tay các đại thần văn võ nói những câu đại loại như: “Các khanh cố gắng phò giúp Thái tử, đừng phụ sự phó thác của trẫm…”.

Ngoài ra, trong phần “Hà Trù truyện” của sách “Tùy thư” cũng ghi chép một đoạn đối thoại có thể làm chứng cứ cho việc Tùy Văn Đế Dương Kiên không hề cảm thấy ân hận khi truyền ngôi cho Dương Quảng. Trong “Hà Trù truyện” có chép, một ngày trước khi Dương Kiên nói lời vĩnh biệt bá quan văn võ, có cho gọi một đại thần thân tín của mình là Hà Trù tới và giao cho họ Hà phụ trách việc hậu sự của mình. Sau khi gặp Hà Trù, Dương Kiên cho gọi Dương Quảng tới rồi dùng tay xoa xoa vào cổ Dương Quảng, nói: “Hà Trù làm việc gì cũng tỉ mỉ, cẩn thận. Ta đã giao phó chuyện hậu sự của ta cho ông ấy. Làm việc gì cũng nên thương lượng với ông ta”.

Việc tìm người để giao phó chuyện hậu sự chứng tỏ đầu óc Dương Kiên trước khi chết vẫn còn rất tỉnh táo, hơn nữa cũng rất bình thản, còn việc xoa xoa vào cổ thái tử Dương Quảng một lần nữa chứng tỏ rằng, sự thương yêu mà Dương Kiên dành cho thái tử Dương Quảng không hề giảm đi so với trước kia.

Nói một cách khác, Dương Kiên vẫn như trước kia, hoàn toàn tin tưởng và kỳ vọng vào người mà ông đã chọn làm Thái tử. Vì vậy, không thể có chuyện Dương Kiên tức giận vì Dương Quảng trêu ghẹo ái thiếp của mình, định phế bỏ Dương Quảng nên đã bị Dương Quảng “ra tay trước” giết chết để soán ngôi.

Trên thực tế thì câu chuyện kể trên không phải do những người biên soạn sách “Tùy thư” sáng tạo nên. Câu chuyện Dương Quảng giết cha, soán ngôi rồi cưỡng đoạt mẹ kế có nguồn gốc từ một tiểu thuyết dã sử có tên là “Đại nghiệp lược ký” xuất hiện vào thời kỳ đầu nhà Đường. Ai cũng biết, vào thời kỳ cuối Tùy, đầu nhà Đường, dân chúng Trung Quốc vô cùng căm ghét tên “bạo chúa” Dương Quảng, vì vậy việc sáng tạo nên câu chuyện đầy tính ly kỳ này có lẽ xuất phát từ tâm lý thù địch đối với Dương Quảng. Những người viết sách “Tùy thư” lại là những đại thần của nhà Đường mới được thành lập, chính vì vậy, họ sẽ không bỏ qua bất cứ cơ hội nào có thể để nói xấu triều đại cũ, thậm chí còn bỏ công tô đậm thêm sự xấu xa của triều đại đó.

Tuy nhiên, trong quá trình “gia công” ấy, các sử gia nhà Đường đã để lộ nhiều chỗ sơ hở không đáng có.

Trong cuốn dã sử “Đại nghiệp lược ký” viết: Cao Tổ (Dương Kiên) bị bệnh nặng ở cung Nhân Thọ, Dạng Đế cũng ở đó hầu hạ. Bên cạnh Dương Kiên lúc đó có hai mỹ nhân họ Trần và họ Thái. 

Một lần, Dương Kiên cho gọi Thái thị ở phòng bên cạnh nhưng mãi không thấy ra, khi ra tới nơi thì mặt bị xước, đầu tóc rối bù. Dương Kiên hỏi, Thái thị khóc trả lời: “Thái tử vỗ lễ”. Dương Kiên nổi giận, thổ cả huyết ra sàn, lập tức cho gọi Liễu Thuật, Nguyên Nham viết chiếu triệu Thái tử bị phế là Dương Dũng. Dương Quảng liền sai người hạ độc giết chết Dương Kiên…

Có thể thấy rằng, trong cuốn dã sử “Đại nghiệp lược ký”, người bị Dương Quảng “vô lễ” không phải là Trần Quý nhân mà là một mỹ nhân họ Thái. 

Vậy vì sao các sử gia biên soạn “Tùy thư” lại có thể nhầm lẫn từ họ Thái sang họ Trần? Câu hỏi này cho tới nay không ai có thể trả lời được, tuy nhiên, căn cứ vào tình hình cụ thể có thể khẳng định khi biên soạn câu chuyện trong “Tùy thư”, các sử gia triều Đường đã nghĩ tới nếu như để Dương Quảng “sàm sỡ” với Thái thị, một người không hề quen biết thì e rằng người ta sẽ không tin. Vì vậy, họ quyết định thay vì để Dương Quảng sàm sỡ với Thái thị thì cho Dương Quảng sàm sỡ với Trần thị, người đã có nhiều liên hệ với Dương Quảng trong việc cướp ngôi của Thái tử Dương Dũng từ trước đó. Tuy nhiên, chính việc “gia công” này lại để lộ rất nhiều sự việc không đúng.

Thứ nhất, theo ghi chép của sử sách, toàn bộ sự việc “giao phó chuyện hậu sự”, “xoa cổ thái tử” cho tới “nói lời từ biệt các quan” đều xảy ra từ ngày 10 tới ngày 13 tháng 7. Vì vậy, có thể chắc chắn rằng, không chỉ Dương Quảng mà cả Dương Kiên cũng tự thấy rằng mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Trên thực tế, Dương Kiên cũng đã xác định rằng mình chỉ còn sống được ba hôm nữa.

Theo lý thường, đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm đối với Dương Quảng. Bởi lẽ, khi Dương Kiên sắp mất thì cũng là lúc Dương Quảng chỉ còn cách ngai vàng quyền lực một bước rất nhỏ. Song, một bước rất nhỏ này lại là bước nguy hiểm nhất, cũng là khó khăn nhất. Rất nhiều vị Thái tử đã mất quyền kế vị, thậm chí mất luôn cả mạng trong thời khắc chuyển giao này.

Trong thời điểm nhạy cảm như vậy, một người có khả năng nhẫn nhịn và tự kiềm chế như Dương Quảng chắc chắn sẽ phải cẩn thận hơn ngày thường gấp cả trăm lần.

Thậm chí, khi có mặt các quan văn võ, để lấy lòng các đại thần tương lai, Dương Quảng còn tự tay bưng trà, rót nước hầu hạ người cha đang nằm trên giường bệnh của mình. Đó mới là hành xử phù hợp với tính cách của một người lắm mưu mẹo như Dương Quảng.

Tuy nhiên, trong câu chuyện của “Tư trị thông giám”, Dương Quảng lại có một hành động cực kỳ bất lợi cho mình đó là trêu ghẹo ái thiếp của cha. Nếu sự việc này thực sự là thực thì nó không chứng minh Dương Quảng háo sắc mà chỉ có thể chứng minh ông ta quá ngu xuẩn. Bởi lẽ, chỉ vài ngày nữa cả thiên hạ đều là của ông ta huống hồ là một người đàn bà họ Trần. Hà cớ gì một người đầy mưu mô như Dương Quảng lại vì một phút “nông nổi” mà phí hoài hơn 20 năm nỗ lực chuẩn bị cho sự kế thừa ngôi báu của mình.

Ngay cả khi Dương Quảng chắc chắn rằng mình đã nắm được người cha bệnh tật trong lòng bàn tay thì chuyện “sàm sỡ” với ái thiếp của cha, nếu lộ ra ngoài cũng vô cùng bất lợi cho việc lên ngôi của Dương Quảng sau này. Vì vậy, trong thời điểm lúc bấy giờ, một người như Dương Quảng chắc chắn không bao giờ trêu ghẹo Trần thị bởi lẽ điều này không phù hợp với logic thực tế.

Ngoài việc không hợp lý trong cách hành xử của Dương Quảng, ngay biểu hiện của Trần Quý nhân cũng rất mâu thuẫn. Phần “Hậu phi liệt truyện” của sách “Tùy thư” có chép, Trần thị được nạp vào hậu cung nhà Tùy làm phi tần. Do khi Độc Cô Hoàng hậu còn sống tính hay ghen nên Dương Kiên rất ít nạp phi tần. Vì thế, sau khi Độc Cô Hoàng hậu qua đời, Trần thị được đắc sủng. Khi đó, Tấn Vương Dương Quảng âm mưu đoạt ngôi của anh nên đã chuẩn bị lễ hậu hĩnh tặng cho Trần thị để Trần thị nói tốt cho mình. Việc Dương Quảng được phong Thái tử là nhờ một phần lớn công sức của Trần thị.

Theo ghi chép này có thể thấy ngay từ khi Dương Quảng còn là Tấn Vương thì Trần Thị đã lợi dụng sự sủng ái của Tùy Văn Đế dành cho mình để giúp đỡ Dương Quảng giành được ngôi vị Thái tử. Vì thế, có thể chắc chắn rằng, mối quan hệ của Dương Quảng và Trần thị không hề bình thường, nếu như không phải là tình nhân thì chí ít cũng là một “đồng minh chính trị”. Nói cách khác, từ trước khi Dương Quảng là Thái tử thì cả hai đã gắn bó lợi ích với nhau. Theo đó thì nếu muốn “vô lễ”, vì sao Dương Quảng không làm từ trước mà phải đợi tới thời điểm nhạy cảm như vậy mới “vô lễ”.

Hơn nữa, cứ cho là Dương Quảng “mừng quá hóa rồ”, không kiềm chế được bản thân thì phía Trần thị vì sao trong thời kỳ Dương Kiên còn khỏe mạnh và đang được sủng ái, cô ta vẫn ngấm ngầm giúp đỡ cho Dương Quảng giết hại anh trai để đoạt ngôi Thái tử rồi giờ đây, khi vị vua già không còn sống được bao lâu nữa, quyền lực đã sắp vào tay Dương Quảng thì cô ta lại từ chối sự sủng hạnh mà Dương Quảng dành cho mình? Bởi lẽ điều đó đồng nghĩa với việc cô ta đang từ chối sự vinh hoa, phú quý cho phần đời còn lại của cuộc đời mình.

Thậm chí, nếu như cho rằng, Trần thị sẵn sàng đánh đổi tất cả để giữ gìn sự trinh tiết của mình đối với Tùy Văn Đế thì cô ta cũng không thể đem chuyện bị “sàm sỡ” nói lại với Dương Kiên. Bởi một lý do cực kỳ đơn giản, một khi Dương Quảng bị bắt, không có gì đảm bảo rằng vị Thái tử mưu mẹo này không khai báo mối quan hệ giữa hai người từ khi còn phối hợp cùng nhau đoạt ngôi Thái tử. Trần thị được các sử gia đánh giá là một người thông minh, vì vậy, tin rằng cô ta sẽ không hành động xuẩn ngốc tới như vậy.

Với những chứng cứ nói trên, có thể khẳng định rằng, câu chuyện Tùy Dạng Đế Dương Quảng giết cha, soán ngôi rồi cưỡng đoạt cả mẹ kế hoàn toàn là chuyện bịa đặt. Tuy nhiên, suốt hàng ngàn năm qua, câu chuyện dân gian này đã biến Tùy Dạng Đế trở thành một ác ma, một bạo chúa tàn bạo vô luân.

Song vào năm 604, Dương Quảng hoàn toàn không biết điều đó. Ngày 23 tháng 7 năm đó, sau suốt 20 năm dày công nỗ lực và chuẩn bị, Dương Quảng cuối cùng đã như ước nguyện ngồi được lên ngai Hoàng đế nhà Tùy, trở thành vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại này.

Phong Nguyệt

Saturday, March 22, 2014

Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã



Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã 1
Bà có một thân phận hèn kém khi đã từng làm vũ nữ để mưu sinh.

 Chuyện Cấm Cười - Theo Hồ Hải Sơn/Trí thức trẻ

Tuy xuất thân từ tầng lớp dưới nhưng với tài năng của mình, hoàng hậu Theodora đã trở thành một trong những người quyền lực thời La Mã cổ đại.

Từ vũ nữ trở thành hoàng hậu của một đế chế vĩ đại, chuyện mới nghe tưởng chừng chỉ xuất hiện trên phim ảnh nhưng lại hoàn toàn có thật trong lịch sử. Đó là câu chuyện về cuộc đời của Theodora - một phụ nữ xuất thân từ tầng lớp tận cùng của xã hội nhưng lại có những bước tiến vĩ đại để trở thành người vô cùng quyền lực trong xã hội La Mã…

Từ vũ nữ trở thành hoàng hậu...

Sinh ra ở Syria vào năm 500, Theodora là một người thuộc tầng lớp nghèo hèn trong xã hội. Cha cô - Acacius, là một nài ngựa ở thành phố Constantinople. Mẹ cô là một vũ công mua vui trong các quán rượu. Sau cái chết của cha mẹ, Theodora đã bán thân vào một nhà chứa để có tiền sống qua ngày.
Ở tuổi 16, cô đã đến Bắc Phi nhờ sự bảo hộ của tướng Hecebolus. Cô ở với ông trong gần bốn năm trước khi bị chính tướng Hecebolus đuổi về Constantinople. Sau đó, Theodora phiêu bạt khắp nơi và dùng thân xác của mình để mưu sinh. Nhưng cuộc đời gian khổ của cô vũ nữ thay đổi hoàn toàn khi gặp Justinian - một nhân vật đang giữ quyền lực lớn trong triều đình.

Lúc bấy giờ, hoàng đế Anastase của đế quốc Byzantine vừa băng hà. Trong triều đình liền xuất hiện cuộc tranh ngôi vương đẫm máu, một bên gồm những triều thần ủng hộ thái tử Hypatios, một bên là những người ủng hộ chỉ huy trưởng ngự lâm quân Justin. 

Trong đó, Justin chỉ là một lão già lẩm cẩm, nhưng may mắn thay ông có sự giúp đỡ của người cháu tên Justinian. Bằng trí thông minh và nhiều thủ đoạn, Justinian đã khéo léo vận động nhiều triều thần tống giam thái tử Hypatios và đưa Justin lên làm vua vào năm 518. Chính vì vậy, sau khi lên ngôi vua, Justin liền giao hết quyền hành vào tay người cháu của mình.

Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã 2
Nhưng nhờ sự sủng ái của vua Justinian, bà đã được làm hoàng hậu của La Mã. 

Vì quá mê mẩn nhan sắc của Theodora, Justinian đã lệnh xây một căn nhà ở ngay cạnh cung điện. Nhìn bên ngoài, đây chỉ là một tiệm may của một cô gái hiền lành, dễ mến nhưng ai ngờ, đây lại là nơi nghỉ ngơi của người quyền lực nhất La Mã bấy giờ - Justinian. Ông vô cùng yêu quý Theodora và dù đã có vợ đẹp, con khôn nhưng Justinian vẫn muốn tìm mọi cách để cưới một vũ nữ về làm vợ. 

Bằng sức ảnh hưởng của mình, Justinian bắt vua Justin xóa bỏ luật “vũ nữ không được kết hôn với các đại thần”. Ngay sau đó, một hôn lễ linh đình được tổ chức và Theodora nhanh chóng trở thành một người phụ nữ giàu có và đầy quyền lực.

Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã 3

Không dừng lại ở chức phu nhân của đại thần, Theodora còn may mắn hơn khi trở thành nữ hoàng của đế quốc La Mã. Bốn năm sau, ngày 1/4/527, hoàng đế Justin thoái vị, Justinian trở thành vị vua mới của La Mã và Theodora hiển nhiên trở thành hoàng hậu của đế quốc vĩ đại. Lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử nhân loại, một vũ nữ bước lên ngôi vị hoàng hậu.

Người phụ nữ dũng cảm…

Uy quyền của Theodora khiến nhiều người trong xã hội bất mãn, họ cho rằng, việc để một vũ nữ làm "mẫu nghi thiên hạ" quả là nực cười. Chính vì vậy, một số triều thần đã hợp sức tạo ra một cuộc đảo chính mang tên Nika. 

Dân chúng cũng hưởng ứng cuộc tranh đấu bắt đầu bằng những cuộc đốt phá, cướp bóc, gây rối loạn khắp thủ đô. Cuộc khởi loạn lan rộng ra đến các vùng ngoại ô, sự đe dọa mỗi ngày mỗi bành trướng khiến nhà vua Justinian bắt đầu lo sợ...

Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã 4
Bức tranh sơn dầu vẽ hoàng hậu Theodora tại Đấu trường La Mã của Jean-Joseph Benjamin-Constant.

Trước tình thế đó, hoàng đế Justinian quyết định bỏ kinh đô, đem hết vàng bạc châu báu trốn ra ngoại quốc. Việc này đến tai Theodora, bà vô cùng tức giận và nói với Justinian rằng: “Thà chết như một hoàng đế chiến đấu giữ ngai vàng của mình còn hơn là chạy trốn trong sợ hãi và sống như một lưu vong”. 

Điều này khiến vua Justinian vô cùng xấu hổ, ông quyết tâm ở lại kinh đô để chiến đấu với quân phản loạn.

Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã 5
Theodora là một nữ hoàng tài năng và vô cùng dũng cảm. 

Theodora đích thân đứng ra đối phó với quân nổi loạn. Một mặt, bà dùng tiền để mua nội gián, mặt khác điều khiển quân lính tấn công tiêu diệt những kẻ có vai trò lớn trong cuộc khởi nghĩa. 

Cuối cùng bà nghĩ ra một âm mưu thâm độc để hạ gục đội quân này. Bà ra lệnh cho nội gián lôi kéo quân nổi loạn tới biểu tình tại một quảng trường. Sau khi có khoảng 30.000 người tới tham gia thì Theodora hạ lệnh đóng cổng. 

Quân đội tàn sát tất cả ai có mặt bên trong bao gồm cả người già, phụ nữ, trẻ nhỏ… Cuộc giết chóc khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử đế quốc này đã khiến cho toàn bộ cuộc đảo chính tan vỡ.

... và tài năng

Sau cuộc nổi dậy của Nika, Justinian và Theodora đã xây dựng, cải cách Constantinople, biến thành phố này trở nên vô cùng lộng lẫy trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là Justinian và Theodora cho xây dựng lại cống dẫn nước, cầu, xây mới hơn 25 nhà thờ... điều này đã thu hút vô số người dân về sinh sống. 

Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã 6
Theodora có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giải phóng phụ nữ.

Lớn nhất trong số này là nhà thờ Hagia Sophia - một trong những kỳ quan kiến ​​trúc của thế giới. Đôi vợ chồng này cẩn thận giám sát các quan tòa, để giảm bớt tham nhũng quan liêu.

Chuyện về người vũ nữ trở thành hoàng hậu "thống trị" La Mã 7
Vua Justinian nhờ vào sự giúp sức của Theodora đã trở thành một trong những vị vua vĩ đại của La Mã.

Đặc biệt hơn, Theodora còn tham gia cải cách pháp luật trong việc gia tăng quyền của phụ nữ. Bà đã thông qua luật cấm ép buộc bán dâm tại các nhà thổ khép kín hay ban thêm quyền cho phụ nữ khi ly hôn và quyền sở hữu tài sản, lập án tử hình cho hiếp dâm, cấm việc giết hại những người vợ ngoại tình. Nhiều tu viện được mở ra để cưu mang những gái mại dâm đã hoàn lương.

Tuy nhiên, người phụ nữ "lắm công, nhiều tội" này lại ra đi một cách vô cùng đau đớn. Bà bị một vết loét trên ngực lâu dần tạo nên một khối u khổng lồ. Toàn thân của hoàng hậu trở nên đau nhức và cuối cùng, Theodora qua đời vào ngày 28/6/548 ở tuổi 48.

 
Copyright © 2013 Chuyện xưa, tích cũ | Powered by Blogger